Cần làm rõ hơn khái niệm “độc quyền” Nhà nước trong hoạt động kinh doanh
Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã ghi lại ý kiến của nhiều chuyên gia đối với các ngành nghề liên quan để làm rõ hơn nội dung dự thảo Nghị định này.
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: Nội dung dự thảo chưa tương thích với Luật Đầu tư
Dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền Nhà nước trong hoạt động thương mại được Bộ Công Thương xây dựng trên cơ sở kết quả Đề án Hoàn thiện khung pháp lý về thương mại Nhà nước theo quy định của Luật Thương mại (Bộ Công thương trình Đề án năm 2014) và chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản số 130/TTg-KTTH ngày 27/01/2015.
Tuy nhiên, từ thời điểm đó đến nay, đã có rất nhiều thay đổi về chính sách và bối cảnh kinh tế, nhất là việc thực thi Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 và các cam kết thương mại tự do. Hiến pháp 2013 cho phép công dân được quyền kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề mà luật không cấm và Luật Đầu tư 2014 cũng nêu rõ 6 ngành nghề cấm kinh doanh và danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Nhiều ngành nghề nêu trong Dự thảo Nghị định không thuộc diện cấm hoặc hạn chế đầu tư, kinh doanh theo Luật Đầu tư. Như vậy, nội dung dự thảo Nghị định này không tương thích với pháp luật về đầu tư, kinh doanh, cụ thể là Luật Đầu tư.
Hơn nữa, tại Nghị quyết 19/2017, Chính phủ cũng đã có chỉ đạo Bộ Công Thương trình Quốc hội dự thảo Khung chính sách về thương mại phục vụ việc sửa đổi Luật Thương mại trước tháng 12 năm 2017. Do đó, việc công bố dự thảo Nghị định vào thời điểm này không hợp lý, không theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Ngoài ra, trong những năm qua, Chính phủ luôn hướng tới mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế thì nội dung về độc quyền như Dự thảo Nghị định sẽ tạo ra tác động ngược tới môi trường kinh doanh, ảnh hưởng tới nỗ lực của Chính phủ và làm mất lòng tin của người dân, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do luôn đặt ra yêu cầu về một môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng và minh bạch. Đơn cử như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU yêu cầu không được trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước một cách tràn lan, cam kết phải hành xử đối với doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thương mại bình thường.
Nếu áp dụng độc quyền trong nhiều lĩnh vực như dự thảo thì Việt Nam có thể bị phía EU khiếu nại hoặc áp dụng biện pháp trừng phạt thương mại nếu độc quyền này gây ra thiệt hại đáng kể cho hoạt động thương mại hoặc đầu tư của EU ở Việt Nam.
Chắc chắn rằng khi đưa ra các quy định về độc quyền Nhà nước như dự thảo sẽ ảnh hưởng tới những nỗ lực của Chính phủ trong thời gian vừa qua về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; làm giảm lòng tin của người dân, doanh nghiệp về cải cách, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng; tạo thêm nhiều nghi ngại đối với các nước khi tham gia ký kết các Hiệp định thương mại với Việt Nam.
Bên cạnh đó, với nội dung độc quyền nhà nước như Dự thảo, các tổ chức quốc tế có thể sẽ có cái nhìn tiêu cực hơn về môi trường kinh doanh ở Việt Nam và do đó ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Vì vậy tôi cho rằng, Bộ Công Thương nên chăng dừng việc đưa ra dự thảo này, thay vào đó tập trung vào việc soạn thảo Khung chính sách về thương mại phục vụ việc sửa đổi Luật Thương mại để trình Quốc hội vào cuối năm 2017. Những ngành nghề thật sự cần thiết phải do doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ thì nên kiến nghị, bổ sung vào Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam: Cần làm rõ hơn khái niệm độc quyềnKhái niệm độc quyền đối với nước cần làm rõ hơn, nếu không có một số chỗ không phù hợp với dự thảo Luật Thuỷ lợi đang được Quốc hội xem xét. Cụ thể, trong Điều 4 về nguyên tắc trong hoạt động thuỷ lợi của dự thảo Luật Thủy lợi nêu rõ: "Bảo đảm công khai, công bằng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân trong hoạt động thuỷ lợi"; "Tổ chức, cá nhân có quyền được sử dụng dịch vụ thuỷ lợi".
Trong Điều 5 về chính sách nhà nước trong hoạt động thuỷ lợi cũng nêu rõ: "Hỗ trợ tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng"; "Ưu tiên hỗ trợ chuyển giao công trình thuỷ lợi hoặc chuyển giao quyền quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi do Nhà nước đầu tư xây dựng cho tổ chức cơ sở quản lý, khai thác”.
Nước là nguồn tài nguyên quan trọng của Quốc gia. Nếu nhà nước độc quyền chỉ nên độc quyền vào những công trình quan trọng, liên quan lớn đến đời sống của người dân trên diện rộng như công trình thủy lợi Dầu Tiếng, công trình Bắc Hưng Hải…
Đây là những công trình có sức ảnh hưởng lớn đến cả khu vực rộng, nhiều tỉnh thành. Nhưng những công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng của công trình này thì không nên độc quyền. Không nên độc quyền các công trình thủy lợi nội đồng.
Chẳng hạn như Dầu Tiếng, chỉ nên độc quyền quản lý Dầu Tiếng, các công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng cần phải tăng cường thu hút đầu tư. Do đó, cần chi tiết, cụ thể hơn về những công trình, hạng mục như thế nào thì Nhà nước sẽ độc quyền.
Trong dự thảo, Bộ Công Thương đề cập đến việc độc quyền cả các công trình liên huyện. Theo tôi, các công trình này Nhà nước không độc quyền, nên chuyển giao cơ sở. Thứ nhất, các công trình này rất cần thu hút đầu tư từ nhân dân.
Thứ hai là Chủ tịch tỉnh, thành phố đã có đủ thẩm quyền quyết định đối với loại công trình này. Hay đối với các công trình kè biển cũng không nên độc quyền. Đây là loại công trình rất tốn kém, cần có sự hỗ trợ từ các thành phần kinh tế.
Thực tế là trong khi nhà nước đang có xu hướng giảm dần đầu tư thì càng cần mở rộng thu hút đầu tư ngoài xã hội vào lĩnh vực này.
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Nguyễn Xuân Sang: Thống nhất với nội dung dự thảo
Hiện nay dịch vụ quản lý, khai thác, vận hành đài thông tin duyên hải hiện được giao cho Công ty TNHH Một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam (Vishipel) cung ứng. Đây là dịch vụ đòi hỏi phải có hệ thống hạ tầng được đầu tư rất tốn kém mới có thể cung cấp được dịch vụ này. Hiện nay Vishipel đang được giao quản lý hạ tầng này.
Mặt khác, để có thể khai thác hiệu quả cơ sở vật chất này thì theo tôi giao cho đơn vị hiện đang cung ứng dịch vụ này là hợp lý, phù hợp nhất. Thêm nữa, hoạt động này nên độc quyền Nhà nước bởi nó còn liên quan đến các nghĩa vụ từ thiện, nhân đạo và trong đó cũng có yếu tố an ninh quốc phòng.
Do đó, dịch vụ quản lý, khai thác, vận hành đài thông tin duyên hải phải là độc quyền Nhà nước và nên giao hẳn cho các đơn vị đang quản lý hiện nay để đỡ lãng phí nguồn lực đầu tư.
Còn vấn đề vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng, tôi cho rằng đây thực ra là ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà theo quy định hiện nay chỉ có hai Tổng công ty là Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc và Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam thực hiện.
Còn dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn, theo tôi không cần bàn nhiều vì đây trước hết là dịch vụ nhân đạo. Thực tế việc tìm kiếm, cứu nạn là nhiệm vụ của toàn dân. Khi có tai nạn xảy ra thì cơ quan có thẩm quyền có thể huy động mọi lực lượng với phương châm 4 tại chỗ.
Với điều kiện hiện nay, kể cả những nước có điều kiện tiên tiến không thể có một lực lượng chuyên nghiệp nào có thể quản lý toàn bộ được, thứ nhất là rất tốn kém, thứ hai là không thể có lực lượng chuyên nghiệp nào có thể triển khai kịp thời để tìm kiếm, cứu nạn được./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Cân nhắc lựa chọn ngành nghề “độc quyền” Nhà nước
13:19' - 23/02/2017
Liên quan tới quy định danh mục hàng hóa thực hiện độc quyền Nhà nước, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã trao đổi với phóng viên BNEWS/TTXVN.
-
DN cần biết
Đề xuất phương án “cởi trói” cho kinh doanh xuất khẩu gạo
20:50' - 22/02/2017
Nhiều ý kiến đều cho rằng, các quy định trong Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo cần phải được sửa đổi theo hướng nâng cao chất lượng lúa gạo Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
22:02' - 06/02/2017
Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.
-
Ý kiến và Bình luận
Năm 2017, cần cải cách mạnh mẽ môi trường kinh doanh
10:32' - 03/02/2017
Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cộng đồng doanh nghiệp trong nước cũng như các tổ chức nước ngoài đánh giá là được cải thiện nhiều trong 2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.