Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dưới góc nhìn của kinh tế hiện đại (Phần 1)
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ sớm áp thuế nhập khẩu lên tới hàng chục tỷ USD đối với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc sang thị trường của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Để đáp lại, phía Trung Quốc cũng quyết định sẽ tăng thuế từ 15 đến 25% nhắm vào gần 130 sản phẩm của Mỹ nhập vào thị trường đông dân nhất hành tinh.
Năm 2017, Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền tại Nhà Trắng với quyết tâm sẽ "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" mà trong đó, thu hẹp bất cân bằng thương mại với Trung Quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu.Trong các bài phát biểu của mình, vị Tổng thống doanh nhân đầu tiên của nước Mỹ luôn công khai chỉ trích Trung Quốc đang tìm cách làm suy giảm sự thịnh vượng của Mỹ do mức thâm hụt thương mại liên tục gia tăng. Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê Mỹ, thâm hụt thương mại của nước này đối với Trung Quốc trong năm 2017 là 375 tỷ USD.
Tuy nhiên, những động thái của Tổng thống Donald Trump cho đến nay vẫn được đánh giá là khá mâu thuẫn khi một mặt ông đe dọa sẽ tăng cường thêm gói thuế quan trị giá 100 tỷ USD vào các mặt hàng Trung Quốc, một mặt ông lại cử Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer đến Trung Quốc để tham gia các cuộc đàm phán nhằm tránh một kịch bản chiến tranh thương mại.Đối với Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng bất ngờ “xuống thang” với tuyên bố sẽ "giảm đáng kể" thuế đánh vào các mặt hàng xe hơi nhập khẩu, đồng thời mở cửa hơn nữa nền kinh tế Trung Quốc và siết chặt việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước này.
Có nhiều giả thuyết đặt ra cho sự dè chừng của hai bên song giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là cả hai siêu cường đều tự ý thức được sự lệ thuộc quá lớn vào nhau và những hậu quả của nguy cơ bùng phát chiến tranh thương mại.Thương mại Mỹ - Trung đang là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Đây được xem là “hòn đá tảng” và là động lực thúc đẩy thương mại thế giới.
Theo các số liệu thống kê, kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay, xuất khẩu của Mỹ sang nước này đã tăng 500%, cao hơn 90% so với mức tăng xuất khẩu của Mỹ trên toàn cầu trong cùng kỳ và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng là thị trường nước ngoài quan trọng của nhiều sản phẩm Mỹ như đậu nành, bông, đồ điện tử, ô tô và máy bay Boeing…Nghiên cứu của tập đoàn ngân hàng Đức Deutsche Bank cho thấy thị trường Trung Quốc đem về 20% doanh thu cho Apple và là khách hàng lớn nhất của hãng chuyên về công nghệ điện thoại di động Qualcomm (chiếm đến 65% doanh thu).Trong khi đó, 45% máy tính Texas Instrument bán ra là để phục vụ các khách hàng Trung Quốc và số lượng xe hơi General Motors (GM) bán ra trên thị trường Trung Quốc là cao gấp đôi so với mức doanh số được ghi nhận ở quê hương của GM là Mỹ.
Bản thân Trung Quốc ý thức được rằng tất cả những sản phẩm nói trên đều được lắp ráp ngay tại Trung Quốc để phục vụ cho người dân trong nước. Vì thế, một cuộc chiến về thương mại làm ảnh hưởng đến những tập đoàn này sẽ tác động trực tiếp tới người lao động Trung Quốc và đó là điều mà cả hai bên đều không mong muốn.Một báo cáo năm 2017 của Đại học Oxford chỉ ra rằng quan hệ thương mại Mỹ - Trung đã tạo ra 2,6 triệu việc làm cho nước Mỹ. Báo cáo này nhận định nền kinh tế Mỹ khó có thể đương đầu với cái giá của tình trạng thất nghiệp và giá cả tăng vọt - hệ quả tất yếu của chiến tranh thương mại với Trung Quốc.Trong khi đó, cũng có ý kiến lo ngại rằng khi Trung Quốc có thêm các biện pháp trả đũa, người tiêu dùng Mỹ có thể trở thành đối tượng chịu thiệt thòi đầu tiên do giá cả các hàng hóa nhập khẩu tăng lên.Ngoài ra, ngành nông nghiệp và hàng không của Mỹ có thể là hai lĩnh vực hứng chịu các biện pháp trả đũa từ phía Trung Quốc. Nông nghiệp hiện là một trong những lĩnh vực xuất siêu hiếm hoi của Mỹ với Trung Quốc.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giới chức Mỹ và Trung Quốc khẳng định cuộc chiến thương mại sẽ không xảy ra
11:37' - 20/05/2018
Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí từ bỏ chiến tranh thương mại và rút lại các lời đe dọa áp thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Trung Quốc nhất trí sẽ đẩy mạnh giao thương
11:13' - 20/05/2018
Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ cử một phái đoàn tới Trung Quốc để thảo ra những nội dung chi tiết của việc tăng cường hợp tác thương mại.
-
Chứng khoán
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư
13:40' - 19/05/2018
Các chuyên gia nhận định thị trường chứng khoán Mỹ biến động sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia khác trong vấn đề thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Mỹ: Đàm phán thương mại Mỹ -Trung tiến triển tích cực
11:27' - 19/05/2018
Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giải quyết bất đồng trong lĩnh vực thương mại đang tiến triển tích cực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.