Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên: Thêm tín hiệu tốt lành nhưng chưa hết hoài nghi
Giới chuyên gia nhận định đề xuất bất ngờ này có thể mở đường cho một bước tiến lớn trong quan hệ giữa hai miền, tuy nhiên mọi chuyện còn tùy thuộc vào những tiến bộ trong vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên và khả năng cải thiện quan hệ với Mỹ trong tương lai.
Lời mời trên được bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un và là thành viên phái đoàn cấp cao Triều Tiên tới Hàn Quốc dự các hoạt động tại Olympic mùa Đông PyeongChang 2018, chuyển tới ông Moon Jae-in khi bà gặp Tổng thống Hàn Quốc ở Nhà Xanh (Phủ Tổng thống).
Trong lá thư của mình, nhà lãnh đạo Triều Tiên bày tỏ sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương. Đáp lại, Tổng thống Moon Jae-in cho biết: "Hãy để điều đó xảy ra bằng việc tạo các điều kiện cần thiết trong tương lai".
Giới chuyên gia nhận định đề xuất trên của Triều Tiên có thể được coi là một "đột phá", báo hiệu việc khôi phục các kênh liên lạc cấp cao nhằm giảm căng thẳng xuyên biên giới và cải thiện quan hệ liền Triều.
Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Viễn Đông của Hàn Quốc, Park Jeong-jin, cho rằng "sẽ còn một chặng đường dài" trước khi thực hiện phi hạt nhân hóa, song có thể nói rằng lời mời của Triều Tiên dự báo khả năng nối lại một kênh đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo.
Ông Park nhận định "rất đáng khích lệ khi hai miền có một kênh để dùng cho các cuộc đối thoại về phi hạt nhân hóa". Về phần mình, giáo sư Yang Moo-jin, thuộc trường Đại học Nghiên cứu Triều Tiên, nhận định chuyến thăm của em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên dự lễ khai mạc Olympic có thể được coi là một "hành động mang tính biểu tượng", cho thấy thiện chí của Bình Nhưỡng nhằm cải thiện quan hệ với Hàn Quốc.
Giáo sư Yang phân tích: trong năm ngoái, Triều Tiên đã làm tất cả để hoàn thiện kho vũ khí hạt nhân của họ và giờ đây dường như đã sẵn sàng hướng tới các nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ liên Triều. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cũng ngay lập tức hoan nghênh những diễn biến mới trên bán đảo Triều Tiên nhân kỳ Olympic này.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn tỏ ra thận trọng vì vẫn còn chưa rõ liệu việc "xích lại gần nhau" ở cấp cao giữa hai miền Triều Tiên có thể nhận được sự ủng hộ của các bên quan trọng khác như Mỹ và Nhật Bản hay không. Một số chuyên gia thậm chí hoài nghi rằng đây là cuộc "tấn công hòa bình" của Triều Tiên, và loại trừ mọi khả năng đối thoại với Triều Tiên nếu nó không góp phần thực sự vào việc buộc Bình Nhưỡng từ bỏ các tham vọng hạt nhân và tên lửa.
Không khí hòa giải liên Triều đã được hình thành sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên chìa "nhành ô liu" với miền Nam trong thông điệp Năm mới. Hai miền sau đó đã tiến hành một loạt các cuộc gặp cấp cao và cấp chuyên viên về việc này, sau nhiều năm gián đoạn vì các hoạt động hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Theo các thỏa thuận mới đạt được, Triều Tiên đã cử một đoàn hàng trăm người, gồm các vận động viên, người cổ vũ, các nghệ sĩ và vận động viên, tới Hàn Quốc dự Olympic. Sự "xích lại gần nhau" này đã lên đến đỉnh điểm khi thế giới chứng kiến các vận động viên Hàn Quốc và Triều Tiên sát vai nhau diễu hành trong lễ khai mạc Thế vận hội ngày 9/2.
Nhân sự kiện này, Triều Tiên còn cử một phái đoàn cấp cao, do Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam dẫn đầu, và có sự tham gia của bà Kim Yo-jong trong vai trò đặc phái viên của ông Kim Jong-un.
Đáp lại, Hàn Quốc đã áp dụng mọi cách có thể để Triều Tiên tham gia Olympic. Đầu tháng 1, Seoul đã thuyết phục Washington đồng ý lùi thời điểm tập trận chung thường niên đến sau Thế vận hội. Hai bên cũng đã phối hợp trong việc tạm thời miễn cho Triều Tiên một số trừng phạt đa tầng để phái đoàn của nước này có thể sang Hàn Quốc tham gia các sự kiện thể thao.
Chính phủ của ông Moon hy vọng sự cải thiện quan hệ liên Triều có thể mở đường cho các cuộc đàm phán giữa Bình Nhưỡng với Washington về phi hạt nhân hóa.
Tuy nhiên, hy vọng trên đang vấp phải những hoài nghi cả trong và ngoài nước.
Các chính đảng tại Hàn Quốc ngày 10/2 đã có nhiều phản ứng khác nhau đối với đề nghị của Triều Tiên sớm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều. Trong khi đảng Dân chủ (DP) cầm quyền đánh giá cuộc gặp tại Nhà Xanh giữa Tổng thống Moon Jae-in và bà Kim Yo-jong là một "sự kiện lịch sử" nhằm tăng cường bầu không khí hòa giải liên Triều, và "tạo đà quan trọng cho việc xây dựng nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên", thì các đảng đối lập kêu gọi chính phủ cảnh giác trước các ý định thực sự của Triều Tiên.
Nghị sỹ Jun Hee-kyun của đảng Hàn Quốc tự do (đảng đối lập chính) cho rằng Tổng thống Moon Jae-in và chính phủ của ông "đang từng bước bị lạc sâu vào cuộc tấn công hòa bình được che đậy của Triều Tiên”, đồng thời cho rằng "đằng sau các đề nghị hòa bình của Bình Nhưỡng là ý định gây rạn nứt các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế chống Triều Tiên".
Một đảng đối lập khác, đảng Nhân dân, cho rằng ông Moon “không có lý do gì phải vội vàng về cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều”. Người phát ngôn đảng này khẳng định chưa nên bắt đầu đối thoại khi Triều Tiên vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân.
Nhưng thách thức lớn nhất là thái độ hoài nghi của Mỹ, nước vốn không tin rằng Triều Tiên có bất cứ ý định nào về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 9/2 kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ "vĩnh viễn" các tham vọng hạt nhân, và tuyên bố: "Chúng tôi không muốn mắc lại sai lầm trong quá khứ".
Ông Pence cho biết đã thảo luận với Tổng thống Moon và nhất trí rằng phi hạt nhân hóa phải là "điểm khởi đầu của bất cứ thay đổi nào, chứ không phải là mục đích cuối cùng". Ông Pence hiện đang ở Hàn Quốc tham dự lễ khai mạc Olympic.
Trong khi đó, các diễn biến mới ở PyeongChang cũng khiến Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ và Hàn Quốc, lo ngại. Một nguồn tin ngoại giao của Nhật Bản cho biết chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe không phản đối ý tưởng đối thoại giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un Kim "nếu trong cuộc đối thoại đó, ông Moon gây sức ép buộc Triều Tiên phi hạt nhân hóa".
Sau khi có tin về cuộc gặp giữa Tổng thống Hàn Quốc với phái đoàn cấp cao Triều Tiên, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Nhật Bản bày tỏ lo ngại Seoul có thể lao vào đối thoại với Bình Nhưỡng bất chấp chiến dịch gây sức ép tối đa mà cả Washington và Tokyo ủng hộ.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho rằng đối thoại giữa hai miền Triều Tiên cần phải "dựa trên điều kiện tiên quyết là Triều Tiên thay đổi chính sách căn bản về hạt nhân và tên lửa".
Giới chức tại Tokyo bày tỏ hoài nghi rằng Triều Tiên đang tìm cách gây chia rẽ mặt trận thống nhất giữa Mỹ với các đồng minh Đông Á trong các lệnh trừng phạt quốc tế. Tokyo ủng hộ việc duy trì các sức ép ngoại giao và kinh tế với Triều Tiên, bất chấp sự "tan băng" trong quan hệ liên Triều nhờ sự kiện Olympic, cho rằng nối lại đối thoại với Bình Nhưỡng đồng nghĩa với chấp nhận Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân.Trước đó, tại cuộc hội đàm trước thềm Olympic, Thủ tướng Abe đã kêu gọi Tổng thống Hàn Quốc sớm nối lại các cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ. Tuy nhiên, đề xuất này đã lập tức bị ông Moon Jae-in phản đối.
Sau "tín hiệu tốt lành" trong quan hệ với Triều Tiên, điều cực kỳ quan trọng hiện nay là Chính phủ Hàn Quốc cần làm gì để thúc đẩy sự phối hợp của Mỹ và các đối tác liên quan, đưa họ cùng tham gia nỗ lực chung nhằm duy trì không khí hòa bình vừa có được.
Ông Woo Jung-yeop, một chuyên gia nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Sejong, cho rằng Chính phủ Hàn Quốc cần bằng chứng để chứng tỏ rằng Triều Tiên đã thay đổi quan điểm trong vấn đề hạt nhân. Ông Woo cũng đánh giá rằng "khó hy vọng một bước ngoặt trong quan hệ Mỹ - Triều".
Cuối cùng, một thách thức khác có thể xảy đến, đó là khi Seoul và Washington tiến hành các cuộc tập trận đã lùi lại đến giữa tháng 4 tới, động thái có thể thúc đẩy Bình Nhưỡng quay lưng lại bất kỳ cuộc đối thoại nào. Để giảm quy mô cuộc tập trận hay đưa ra bất cứ đề xuất nào liên quan đến hoạt động quân sự này, Seoul sẽ cần có một cái gì đó đủ sức thuyết phục, để nhận được ủng hộ của Washington trong các cuộc gặp với Mỹ sắp tới./.
>>> Hàn Quốc ủng hộ Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt Triều Tiên
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhà lãnh đạo Triều Tiên mời Tổng thống Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng
16:17' - 10/02/2018
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã mời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tới thăm Bình Nhưỡng “vào một thời điểm sớm nhất có thể” để tham dự hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3.
-
Kinh tế Thế giới
TTK LHQ hối thúc đối thoại về vấn đề hạt nhân Triều Tiên
12:52' - 10/02/2018
Ngày 9/2, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã gặp Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam và bày tỏ hy vọng phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình.
-
Đời sống
Olympic PyeongChang 2018: Phái đoàn cấp cao Triều Tiên tới Hàn Quốc
13:45' - 09/02/2018
Chiều 9/2, phái đoàn cấp cao của Triều Tiên đã tới Hàn Quốc để tham dự lễ khai mạc Olympic mùa Đông PyeongChang 2018 và gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.