Câu chuyện thành công của "thủ lĩnh" ngành chế tạo máy bay
Sinh năm 1881 tại Detroit, Mỹ, William Edward Boeing tốt nghiệp Đại học Yale vào năm 1904. Chàng trai trẻ sau đó đã đi đến mảnh đất miền Tây đất nước để kinh doanh gỗ.
Cũng chính lúc này, ông bắt đầu có ý tưởng về một phương tiện vận tải trên không. Boeing bắt đầu bay vào năm 1911 dưới sự kèm cặp của Glenn L. Martin, người sau này cũng tự thành lập một công ty chế tạo máy bay của riêng mình.
Năm 1914, Boeing lập nhóm cùng quan chức hải quân Hoa Kỳ George C. Westervelt để sản xuất thủy phi cơ Bluebell, được biết đến rộng rãi với tên B&W. Khi Westervelt được điều chuyển đến Washington D.C., Boeing hoàn tất chiếc máy bay và cho B&W bay chuyến đầu tiên vào tháng 6/1916. Một tháng sau, Boeing thành lập công ty mang tên Pacific Aero Products. Một năm sau đó, ông đổi tên công ty thành Boeing Airplane. Một trong những nhân vật chủ chốt được tuyển vào Boeing những ngày đầu là Tsu Wong. Khi Hoa Kỳ bước vào Thế Chiến I, chính Wong là người phát triển mẫu thủy phi cơ huấn luyện Model C cho hải quân Hoa Kỳ.Boeing sản xuất 56 chiếc Model C và 51 chiếc trong số này được hải quân Hoa Kỳ mua lại. Model C mang lại thành công về mặt tài chính đầu tiên cho Boeing, đồng thời giúp công ty thiết lập mối quan hệ đối tác dài lâu với quân đội Hoa Kỳ.
Trong suốt những năm 1920, Boeing phát triển rất nhiều mẫu máy bay, phục vụ cả mục đích quân sự lẫn mục đích vận tải. Song điều bất ngờ là chiếc máy bay thương mại đầu tiên của Boeing, chiếc B-1, đã không được sử dụng để chở khách, thay vào đó được dùng để đưa thư.Boeing lúc này cũng đã thắng một số hợp đồng chuyển phát thư lớn của Bưu cục Hoa Kỳ. Để vận hành hoạt động chuyển phát thư bằng đường hàng không “lớn như thổi”, Boeing năm 1927 thành lập Boeing Air Transport, chính “hạt giống” này bốn năm sau đó đã khai sinh United Airlines.
Hoạt động của Boeing hòa theo dòng lịch sử của thế giới, khi cuộc Đại Suy thoái những năm 1930 đã giáng một đòn chí mạng vào ngành hàng không. Năm 1939, đối thủ của Boeing là McDonnell Douglas Corporation đã chế tạo chiếc máy bay thương mại mang về lợi nhuận đầu tiên Douglas DC-3, vận chuyển hơn 90% hành khách Mỹ thời kỳ đầu Thế Chiến II. Với "đòn đáp trả", Boeing phát triển mẫu 314 Clipper tầm xa, là máy bay dân dụng lớn nhất giai đoạn này, gồm cả phòng thay đồ và phòng ăn.Máy bay quân sự là mặt hàng chính được Boeing sản xuất trong Thế Chiến II. Được biết đến rộng rãi nhất là hai mẫu B-17 “Pháo đài bay” và “B-29 Siêu pháo đài”, mà có lần Gen. Carl Spaat, một vị chỉ huy không quân Hoa Kỳ, phải khẳng định, nếu không có Boeing B-17, rất có thể Hoa Kỳ đã thua trong Thế Chiến II.
Mùa Xuân năm 1944, hoạt động sản xuất máy bay quân sự Boeing được đẩy mạnh đến mức mỗi tháng có hơn 350 máy bay được sản xuất, chủ yếu bởi phụ nữ, khi những người chồng của họ đang tham chiến.
Thế Chiến II kết thúc là lúc Boeing chuyển hướng phát triển máy bay thương mại. Những năm tiếp theo chứng kiến việc Boeing ra mắt máy bay dân dụng loại lớn 707 bốn động cơ, có thể chở 156 hành khách bay xuyên Đại Tây Dương.Mẫu 707 nhanh chóng giành được thiện cảm của hành khách, và được nối tiếp bởi sự ra đời của mẫu 727 và 737 mà sau này trở thành máy bay thương mại đắt hàng nhất thế giới vào cuối thế kỷ 20. Chiếc máy bay thân rộng đầu tiên của Boeing là Boeing 747, có thể chở tới 490 hành khách, và là mẫu nắm kỷ lục về sức chứa trong 37 năm liên tiếp.
Đầu những năm 1970 là giai đoạn khó khăn đối với Boeing khi công ty đối mặt với khoản nợ 2 tỷ USD liên quan đến việc sản xuất máy bay 747. Thêm vào đó, Chính phủ Mỹ cũng giảm chi tiêu quân sự, đồng nghĩa với việc Boeing nhận được ít hơn đơn đặt hàng máy bay quân sự.Khó chồng khó đã khiến công ty lao đao khi hơn một năm không nhận được đơn đặt hàng nội địa nào và phải sa thải phân nửa lượng nhân viên.
Chỉ đến những năm 1980, tình hình kinh tế của Boeing bắt đầu khấm khá khi nhu cầu đi lại bằng đường không gia tăng. Ngành hàng không bùng nổ mang lại cho Boeing nhiều cơ hội. Mới đây nhất, đầu tháng 4/2018, Boeing thông báo đạt được thỏa thuận bán 50 máy bay Boeing 737 MAX 10 với tổng trị giá 6,24 tỷ USD cho hãng hàng không giá rẻ Lion Air của Indonesia, hợp đồng lớn nhất từ trước tới nay của Boeing đối với máy bay MAX 10. Cũng trong tháng 4/2018, Boeing đã vượt mặt đối thủ nặng ký Airbus khi thắng đơn hàng bán 47 máy bay 787 Dreamliner cho hãng hàng không American Airlines (Mỹ). Theo giới quan sát, phía trước Boeing là một khoảng trời rộng, song cũng nhiều "bão tố", khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn, giữa lúc Boeing cùng đối thủ Airbus không ngừng bám đuổi nhau trong cuộc đua đường trường.Boeing đạt doanh thu 93,4 tỷ USD trong năm 2017, với số lượng máy bay thương mại bàn giao cao kỷ lục, lên đến 763 chiếc. Công ty hướng đến đạt doanh thu 96-98 tỷ USD trong năm 2018, với lượng máy bay bàn giao từ 810-815 chiếc.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Boeing có đơn hàng lớn nhất từ trước tới nay cho máy bay 737 MAX 10
20:54' - 11/04/2018
Hãng Boeing ngày 10/4 thông báo đã đạt được thỏa thuận bán 50 máy bay Boeing 737 MAX 10 với tổng trị giá 6,24 tỷ USD cho hãng hàng không giá rẻ Lion Air của Indonesia.
-
Chuyển động DN
American Airlines đặt mua 47 máy bay 787 Dreamliner của Boeing
11:06' - 07/04/2018
Hãng hàng không American Airlines thông báo đã đặt mua 47 chiếc máy bay 787 Dreamliner của Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing (Mỹ).
-
Kinh tế Thế giới
Turkish Airlines lên kế hoạch mua 50 máy bay mới từ Airbus và Boeing
09:57' - 12/03/2018
Hãng hàng không quốc gia Turkish Airlines của Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch mua ít nhất 50 máy bay chở khách thân rộng của hai hãng chế tạo máy bay Airbus (châu Âu) và Boeing (Mỹ).
-
Kinh tế Thế giới
O Globo: Boeing Co có thể sẽ nắm giữ 51% cổ phần trong liên doanh với Embraer
14:27' - 26/02/2018
Hiện Embraer là doanh nghiệp sản xuất máy bay lớn thứ ba thế giới và là đơn vị dẫn đầu thị trường đối với các máy bay từ 70 đến 130 chỗ.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Vượt chỉ tiêu lợi nhuận 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hơn 20.700 tỷ đồng năm 2025
19:26' - 09/07/2025
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tổ chức hôm nay (9/7) đã thông qua mục tiêu doanh thu hơn 20.700 tỷ đồng trong năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Chuyển giao quyền điều khiển lưới điện tại Lâm Đồng và Khánh Hòa từ ngày 28/7
12:11' - 09/07/2025
Từ 28/7/2025, quyền điều khiển lưới điện khu vực thuộc tỉnh Đăk Nông và Ninh Thuận cũ sẽ được chuyển giao giữa CSO và SSO, đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, đúng quy định.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu sau 30 năm thành lập
12:09' - 09/07/2025
Vietnam Airlines tiếp tục mở rộng mạng bay, nâng cấp dịch vụ và thúc đẩy các sáng kiến phát triển bền vững.
-
Doanh nghiệp
EVN tập trung nguồn lực hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm
11:31' - 09/07/2025
Về đầu tư xây dựng, EVN tập trung nguồn lực để hoàn thành và khởi công các công trình trọng điểm hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
-
Doanh nghiệp
HD Hyundai cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu lớn nhất Ấn Độ
07:18' - 09/07/2025
HD Hyundai cho hay công ty này sẽ cung cấp công nghệ đóng tàu cho nhà máy đóng tàu nhà nước lớn nhất Ấn Độ, Cochin Shipyard, nhằm mở rộng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Jeju Air mở loạt đường bay mới tới Trung Quốc
07:13' - 09/07/2025
Theo Global Times, hãng hàng không Hàn Quốc Jeju Air có kế hoạch mở rộng các tuyến bay từ nhiều sân bay Hàn Quốc đến Trung Quốc khi nhu cầu du lịch dự kiến gia tăng.
-
Doanh nghiệp
Số vụ phá sản tại Nhật Bản chạm mức cao nhất 11 năm
18:59' - 08/07/2025
Kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research công bố ngày 8/7 cho thấy, số vụ phá sản doanh nghiệp tại Nhật Bản trong 6 tháng qua lên tới 4.990 vụ, mức cao nhất trong 11 năm.
-
Doanh nghiệp
ByteDance không đồng ý bán TikTok cho liên doanh Mỹ
18:32' - 08/07/2025
Công ty công nghệ ByteDance của Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ các báo cáo cho rằng họ đã đồng ý bán cổ phần kiểm soát mạng xã hội TikTok cho một liên doanh của Mỹ, do Oracle dẫn đầu.
-
Doanh nghiệp
EVN thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc
16:34' - 08/07/2025
Giải pháp cung cấp điện bằng tàu phát điện nổi được đại diện của Công ty Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu khi đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây.