Chính sách thuế của Mỹ làm suy giảm niềm tin giữa các đối tác kinh tế (Phần 1)
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross khẳng định kế hoạch áp thuế 25% đối với sản phẩm thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico sẽ có hiệu lực kể từ 4 giờ GMT ngày 1/6 (tức 11h ngày 1/6 theo giờ Việt Nam).
Để đáp trả, đến ngày 6/6, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo tới Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu đánh thuế bổ sung đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ từ tháng Bảy tới, nhằm đáp trả việc Mỹ áp thuế suất mới nhằm vào nhôm, thép nhập khẩu từ EU. Các nước thành viên EU đã ủng hộ kế hoạch của EC, theo đó đề ra mức thuế đối với hàng xuất khẩu Mỹ trị giá 2,8 tỷ euro (khoảng 3,3 tỷ USD).Đây là hai trong số những động thái leo thang căng thẳng mới nhất của Mỹ và các đồng minh, tiếp tục thổi bùng lên những quan ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu. Giải thích về quyết định áp thuế suất của Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho rằng các cuộc đàm phán với EU đã không đạt được một thỏa thuận thỏa đáng nhằm thuyết phục Washington tiếp tục miễn trừ các mức thuế đối với châu Âu. Trong khi các cuộc đàm phán với Canada và Mexico nhằm sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) diễn ra lâu hơn so với kỳ vọng, thậm chí không có thời hạn cụ thể để kết thúc đàm phán. Vì vậy, việc miễn trừ cũng sẽ bị bãi bỏ. Thông báo từ Bộ Thương Mại Mỹ đã ngay lập tức được Tổng thống Donald xác nhận.Những lời chỉ trích và kế hoạch trả đũaGiải thích trên đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia kinh tế Sébastien Jean thuộc Trung tâm Nghiên cứu về triển vọng và thông tin quốc tế (CEPII), giải thích về tính toán mà ông gọi là sai lệch về mặt kinh tế đó rằng: “Chính sách thương mại của Donald Trump thiếu hợp lý.Tổng thống Mỹ xem thâm hụt mậu dịch là một thất bại về kinh tế. Đó là cách nhìn vừa thô thiển vừa sai lệch. Thêm vào đó, Tổng thống Trump lại còn tùy cơ ứng biến theo từng trường hợp cá biệt của mối đối tác thương mại, tùy từng mặt hàng ... Chính sách mậu dịch của Mỹ do vậy không dựa trên một cơ sở nào.Tờ Libération ghi nhận vì ông Donald Trump vẫn hay nói rồi làm ngược lại, nên nhiều người vẫn hy vọng Tổng thống Mỹ chỉ đe dọa mà thôi. Nhưng rốt cuộc quyết định này đã được đưa ra, bất kể nguy cơ làm tăng trưởng thế giới sụt giảm và gây hoảng loạn trên các thị trường chứng khoán.Cho dù hiện nay việc nhập khẩu xe hơi lắp ráp tại châu Âu vẫn chưa bị ảnh hưởng, song Washington cho rằng 65 tỷ USD thặng dư thương mại giữa Đức và Mỹ là không thể chấp nhận được, nên hồ sơ xe ô tô sắp tới sẽ nằm trong tầm ngắm. Chính quyền Đức hôm 31/5 cảnh báo, lời đáp trả cho “Nước Mỹ trước hết” sẽ là “châu Âu đoàn kết”.Trước EU, Canada cũng đã công bố các biện pháp đáp trả Mỹ. Theo tuyên bố được đưa ra, Canada sẽ áp thuế đối với hàng hóa của Mỹ, bao gồm các mặt hàng thịt bò, cà phê, bánh kẹo cũng như cả thép và nhôm, với tổng giá trị lên tới 16,6 tỷ USD. Quyết định sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 tới.Ngoại trưởng Canada Christia Freeland nhấn mạnh “Đây sẽ là hành động trả đũa thương mại cứng rắn nhất của Canada kể từ thời hậu chiến. Đó là sự đáp trả mạnh mẽ, hoàn toàn đối xứng và có đi có lại. Một hành động mạnh mẽ đáp lại quyết định tồi tệ của Mỹ”. Trong khi đó, Mexico cũng thông báo sẽ áp đặt các biện pháp trả đũa với nhiều loại hàng hóa của Mỹ, bao gồm thép và một loạt các mặt hàng nông phẩm, bao gồm thịt lợn, táo và các loại phô mai khác nhau. Mức áp thuế mới sẽ tương đương mức thuế quan của Mỹ áp dụng đối với Mexico.Theo các nhà phân tích, quyết định tăng thuế nhập khẩu với thép và nhôm của Tổng thống Mỹ Trump được cho là bước đi mới trong nỗ lực thúc đẩy chính sách bảo hộ của chính quyền Mỹ, song cũng có nguy cơ tiềm tàng tạo ra cuộc chiến thương mại toàn cầu, gây "rối loạn nghiêm trọng" thị trường thế giới, cũng như dẫn tới sự kết thúc của hệ thống thương mại đa phương dựa trên các nguyên tắc của WTO và khiến nhiều nền kinh tế bị thiệt hại.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo về những rủi ro từ các chính sách thương mại và tài khóa của Mỹ
11:41' - 15/06/2018
IMF nêu rõ việc cắt giảm thuế sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn, song cũng làm tăng thêm các nguy cơ đối với kinh tế Mỹ và toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Khúc dạo đầu của cuộc xung đột thương mại Mỹ-EU
11:11' - 15/06/2018
Tổng thống Mỹ đã chính thức tuyên bố áp các mức thuế mới, 10% với nhôm và 25% với thép nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico kể từ ngày 1/6, sau hai tháng tạm miễn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tăng cường bảo hộ thương mại liệu có phải động thái khôn ngoan?
05:30' - 15/06/2018
Nhật Bản, cùng với Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), đã không ngần ngại bày tỏ sự phản đối gay gắt đối với một loạt động thái siết chặt thương mại mới đây nhất của chính quyền Mỹ.
-
Hàng hoá
Nông sản Mỹ mất giá do lo ngại cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
18:03' - 14/06/2018
Trong phiên giao dịch ngày 13/6, giá đậu tương Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 10 tháng qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.