Mỹ tăng cường bảo hộ thương mại liệu có phải động thái khôn ngoan?
Ngày 6/6, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông báo Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu đánh thuế bổ sung đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ từ tháng Bảy tới, nhằm đáp trả việc Washington áp thuế suất mới nhằm vào nhôm, thép nhập khẩu từ EU.
Các nước thành viên EU đã ủng hộ kế hoạch của EC, theo đó đề ra mức thuế đối với hàng xuất khẩu Mỹ trị giá 2,8 tỷ euro (khoảng 3,3 tỷ USD). Phát biểu tại cuộc họp báo, Phó Chủ tịch EC Maros Sefcovic cho biết EC dự kiến sẽ hoàn tất các thủ tục liên quan trước cuối tháng này với sự phối hợp của các nước thành viên để có thể áp mức thuế mới bắt đầu từ tháng tới.Quan điểm cứng rắn của EU và một số quốc gia được đưa ra sau khi Mỹ tuyên bố áp đặt các mức thuế quan lần lượt là 10% và 25% đối với sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Canada và Mexico, chấm dứt thời hạn miễn trừ kéo dài 2 tháng (đến hết ngày 31/5) đối với các mặt hàng này. Quyết định trên sẽ có hiệu lực kể từ 4 giờ GMT ngày 1/6 (tức 11h ngày 1/6 theo giờ Việt Nam).
Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ mở một cuộc điều tra về việc liệu hoạt động nhập khẩu ô tô vào Mỹ có đe dọa nền kinh tế cũng như an ninh quốc gia của nước này hay không. Washington thậm chí còn thông báo sẽ cân nhắc tăng thuế đối với các phương tiện và linh kiện nhập khẩu vào nước này, mà trong một số trường hợp, mức cao nhất có thể lên tới 25%.
Trả lời phỏng vấn báo chí về động thái mới nhất của Washington, phát ngôn viên Chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định rằng: “Bất kỳ biện pháp thương mại nào được đưa ra cũng cần phải tuân theo các thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”. Quan chức này cho biết ông sẽ theo dõi sát sao những diễn biến của tình hình trên.Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản Hiroshige Seko cũng rất thẳng thắn khi đưa ra quan điểm về những động thái bảo hộ mới nhất của Washington. Ông nói: “Một động thái như vậy sẽ đẩy thị trường toàn cầu vào tình trạng hỗn loạn. Các quy tắc của WTO cần được tôn trọng".Bộ trưởng Seko cho biết ông sẽ trao đổi với các quan chức thương mại Mỹ rằng bất kỳ biện pháp nào cũng phải phù hợp với hệ thống thương mại đa phương của WTO và Nhật Bản sẽ theo dõi xem các cách thức điều tra mới mà Mỹ đưa ra sẽ được hình thành như thế nào.Nhiều Bộ trưởng cao cấp và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã chỉ ra rằng Mỹ là thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất của “xứ hoa anh đào”. Trên thực tế, các nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản đang ngày càng có xu hướng dịch chuyển trung tâm sản xuất sang nền kinh tế lớn nhất thế giới, qua đó cung cấp việc làm và tạo ra tăng trưởng kinh tế cho người Mỹ.Nếu Tổng thống Trump quyết định ngăn chặn việc các nhà xuất khẩu Nhật Bản duy trì hoạt động giao thương sang Mỹ, nhiều công ty có thể lựa chọn phương án “dứt áo ra đi” khỏi nước này để mở các trung tâm sản xuất tại Mỹ. Điều này, mặc dù có thể mang lại lợi ích trong một số lĩnh vực, song sẽ là một mất mát lớn đối với ngành công nghiệp nội địa của Nhật Bản.Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA), trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 vừa qua, Nhật Bản đã xuất khẩu khoảng 1,77 triệu chiếc ô tô sang Mỹ. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu của nước này sang Mỹ đang có xu hướng giảm.Nhà phân tích Takeshi Miyao thuộc hãng nghiên cứu thị trường ô tô Carnorama ở Tokyo cho rằng chính sách thuế mới sẽ "đánh chủ yếu vào Mazda Motor và các nhà sản xuất ô tô không có cơ sở sản xuất tại Mỹ", trong khi các công ty khác sẽ buộc phải điều chỉnh tỷ lệ sản xuất giữa quốc gia quê hương mình và tại Mỹ. Chuyên gia Miyao khẳng định rằng với động thái này, nhiều nhà sản xuất có thể sẽ buộc phải đầu tư cho công suất lớn hơn ở Mỹ.Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nhận định: "Có bằng chứng cho thấy rằng trong nhiều thập kỷ qua, các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài đã làm xói mòn ngành công nghiệp ô tô trong nước của chúng tôi (nước Mỹ)” và "Bộ Thương mại sẽ tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng, công bằng và minh bạch về việc liệu những sản phẩm nhập khẩu đó có làm suy yếu nền kinh tế nội tại và làm suy giảm an ninh quốc gia của chúng ta (nước Mỹ) hay không".Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, nhà phân tích chứng khoán cao cấp Hisao Katayama tại Nomura Securities Co. đã nói với hãng tin Tân Hoa Xã rằng cuối cùng, những cái đầu lạnh sẽ thắng thế và một kịch bản thua lỗ dành cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản có thể sẽ không quá đắt như dự đoán trước đó.Ngược lại, động thái tăng thuế mặc dù có thể mang lại tác động tích cực đối với thị trường việc làm trong lĩnh vực ô tô của Mỹ, song nếu nhìn vào bức tranh tổng thể, nó sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế lớn nhất thế giới."Các quốc gia khác (kể cả Nhật Bản) có thể và sẽ áp dụng các biện pháp thương mại trả đũa về thuế quan đối với Mỹ trong các lĩnh vực hoặc sản phẩm có thể mang tính kinh tế nhạy cảm và làm tổn thương nền kinh tế này", nhà phân tích Katayama nói.Cùng với chính phủ, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản là Toyota cũng bày tỏ quan ngại về động thái mới nhất nhằm hướng tới chủ nghĩa bảo hộ của Washington. Toyota khẳng định: “Chúng tôi tin rằng thương mại tự do và công bằng là cách tốt nhất để tạo ra tăng trưởng bền vững cho ngành công nghiệp ô tô và cung cấp nhiều lựa chọn hơn, có giá trị lớn hơn cho người tiêu dùng Mỹ", và việc tạo ra những cuộc điều tra về an ninh quốc gia, từ đó khiến thuế quan tăng cao, là không hợp lý.Tokyo hiện có 1.500 đại lý và thuê 136.000 nhân công tại Mỹ. Trong năm 2017, “gã khổng lồ” Nhật Bản đã sản xuất gần 12 triệu chiếc xe ô tô tại nền kinh tế lớn nhất thế giới và thậm chí còn đang lên kế hoạch mở thêm nhà máy sản xuất thứ 11 tại nước này trong thời gian tới. Theo đánh giá của Toyota, hãng này hiện đang đóng góp đáng kể cho cả thị trường việc làm cũng như tốc độ tăng trưởng của nước Mỹ".Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cân nhắc việc kích hoạt kế hoạch áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc
19:27' - 14/06/2018
Tổng thống Donald Trump sẽ gặp các cố vấn thương mại hàng đầu trong ngày hôm nay (14/6) để quyết định liệu có nên kích hoạt chương trình thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc hay không.
-
Kinh tế Thế giới
EU chỉ trích Mỹ áp thuế chống phá giá với sản phẩm dầu ô liu Tây Ban Nha
19:08' - 13/06/2018
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 13/6 đã chỉ trích quyết định của Mỹ áp thuế đối với sản phẩm dầu ô liu nhập khẩu của Tây Ban Nha, coi đây là hành động không thể chấp nhận được.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẽ đáp trả các lệnh trừng phạt mới của Mỹ
19:36' - 12/06/2018
Hãng thông tấn RIA dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 12/6 cho biết nước này sẽ cân nhắc các biện pháp đáp trả những lệnh trừng phạt mới của Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhiều tổ chức quốc tế cảnh báo về chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ
13:24' - 12/06/2018
Các nhà lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các cơ quan quốc tế khác cảnh báo chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42' - 22/11/2024
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.