Chống chọi với hạn mặn: Phần 1 - Thiên tai lịch sử
"Những vùng được coi là bị mặn thường xuyên ở Đồng bằng sông Cửu Long như Cần Đước, Cần Giuộc (Long An), Gò Công Đông (Tiền Giang), Long Phú (Sóc Trăng), thành phố Vị Thanh (Hậu Giang), thành phố Rạch Giá (Kiên Giang); những nơi thường bị hạn ở Nam Trung bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận; ở Tây Nguyên như Krông Buk, EaH’Leo (Đắk Lắk) rõ ràng hiện tượng trên không phải là mới xảy ra mà đã có một quá trình lâu dài".
Nhìn lại những quy hoạch của Bộ Thủy lợi (nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) năm 1995 về trước, ông Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam nhận xét như vậy.
"Thời tiết bất thường của một số năm gần đây chưa phải là khắc nghiệt nhất so với trước đây, thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng cuộc sống của người dân lại có xu hướng tăng lên.
Đặc biệt những con số thống kê về sự tụt giảm mực nước ở các sông suối rất đáng lo ngại về tương lai cho sự phát triển nông nghiệp. Ông Vũ Trọng Hồng đánh giá: "hiện tượng xâm nhập mặn là do tác động của thủy triều đến các cửa sông ven biển".
Đây là lẽ thường nhưng tình hình mặn xâm nhập ngày càng sâu hơn, ngoài hiện tượng nước biển dâng, còn do nguồn nước ngọt nhằm đẩy mặn ở các cửa sông có xu thế giảm.
Ảnh hưởng của hiện tượng ElNino nên mùa mưa năm 2015 đến trễ, kết thúc sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua nên hạn hán, xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn gần 2 tháng so với trung bình nhiều năm.
Điều này chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn diễn ra gay gắt. Xâm nhập mặn có khả năng kéo dài đến đầu tháng 6/2016, muộn hơn cùng kỳ trung bình nhiều năm khoảng gần 2 tháng. Như vậy, đây sẽ trở thành El Nino dài nhất đã ghi nhận ở nước ta.
Không chỉ đến quá sớm và sẽ kết thúc quá muộn, xâm nhập mặn lịch sử ở Đồng bằng sông Cửu Long còn được ghi nhận qua những số đo về độ mặn và xâm nhập sâu.
Dự báo các vùng cách biển 30 - 45 km, nguồn nước ngọt xuất hiện rất ít và gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Như vậy, vùng này bị mặn xâm nhập sớm, sâu và khả năng kéo dài đến hết mùa khô nếu không có mưa.
Cùng với dự báo trên, vụ Hè Thu tới toàn vùng sẽ có khoảng 500.000 ha không xuống giống đúng thời vụ do thiếu nước, chiếm hơn 40% diện tích của các tỉnh ven biển và khoảng gần 30% diện tích gieo trồng toàn khu vực. Ngoài ra, một số diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.
Tại khu vực Nam Trung bộ, lượng nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ các hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Tuy nhiên, hiện một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện có dung tích trữ thấp, không đủ đáp ứng cho cây trồng ngay từ vụ Đông Xuân nên đã xảy ra hạn hán tại một số khu vực.
Các hồ chứa thủy lợi lưu vực sông Cái Nha Trang, sông Cái Ninh Hòa (Khánh Hòa) hiện chỉ đạt trung bình 5060% dung tích thiết kế, dự kiến đến đầu vụ Hè Thu, dung tích trữ các hồ còn khoảng dưới 3040%.
Lưu vực sông Cái Phan Rang (Ninh Thuận) các hồ chứa thủy lợi hiện đạt 3035% dung tích thiết kế, dự kiến còn lại khoảng 25% khi vào đầu vụ Hè Thu.
Các hồ thủy lợi trên lưu vực sông La Ngà, sông Lũy (Bình Thuận) hiện đạt 5055%, cơ bản bảo đảm được cung cấp nước đủ cho vụ Đông Xuân, nhưng vụ Hè Thu một số hồ sẽ không đủ khả năng cung cấp tưới.
Với mùa khô sẽ kéo dài đến hết tháng 8/2016, tình trạng hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra trên diện rộng, kéo dài đến hết vụ Hè Thu ở hầu hết các tỉnh do lượng nước trữ tại các hồ chứa đã cung cấp phần lớn cho cây trồng vụ Đông Xuân. Với lượng nước tích trữ được như trên, dự kiến vụ Hè Thu khu vực Nam Trung bộ sẽ có khoảng 40.000 ha phải dừng sản xuất.
Tại các tỉnh Tây Nguyên, diện tích được tưới từ công trình thủy lợi chỉ được 30% diện tích canh tác. Đến thời điểm này, diện tích phải dừng sản xuất là gần 2.900 ha. Dự kiến, đến giữa tháng 3/2016, diện tích bị hạn hán, thiếu nước khoảng 180.000 ha. Riêng cà phê sẽ có khoảng 100.000 ha bị ảnh hưởng do hạn hán. Kéo theo đó là tình trạng thiếu nước sinh hoạt khả năng sẽ xảy ra ở một số địa phương, nặng nhất là Đắk Lắk./.
Đọc tiếp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về các biện pháp cấp bách ứng phó xâm nhập mặn ở ĐBSCL
20:41' - 12/03/2016
Ngày 12/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ chị số 09/CT-TTg về việc triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Biến đổi khí hậu đang diễn biến xấu: Bài 2: Giải cứu hạn hán, xâm nhập mặn
13:51' - 11/03/2016
Để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn sâu, kéo dài trong thời gian tới, bên cạnh những giải pháp mang tính chất toàn vùng, mỗi địa phương cũng cần có biện pháp cụ thể để giải cứu tình hình hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Biến đổi khí hậu đang diễn biến xấu: Bài 1: Kiệt quệ vì hạn hán, xâm nhập mặn
10:50' - 11/03/2016
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến đầu tháng 3/2016, có khoảng 139.000 ha lúa Đông Xuân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị thiệt hại từ 30 đến 70% do hạn hán, xâm nhập mặn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40'
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18'
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41'
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24'
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản tìm cơ hội trong thách thức
17:23'
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia
16:52'
Cả hai bên cam kết sẽ tận dụng tối đa thế mạnh về cơ sở hạ tầng, con người, và kinh nghiệm trong ngành để phát triển chuỗi cung ứng hàng hóa một cách hiệu quả.