Chỉ thị của Thủ tướng về các biện pháp cấp bách ứng phó xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Chỉ thị nêu rõ, đến nay 9/13 tỉnh, thành phố với gần 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, gần 200.000 ha lúa vụ Đông Xuân và vườn cây ăn trái bị thiệt hại, 155.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt tại tỉnh Bến Tre 160/164 xã, phường trên địa bàn, 70% diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.
Trong thời gian tới, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra gay gắt ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong tháng 3 - 4 và có thể kéo dài tới tháng 6/2016 gây thiệt hại cho sản xuất, nguy cơ thiếu nước ngọt trên diện rộng.
Để chủ động ứng phó, hạn chế khó khăn, giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương theo dõi sát tình hình, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn được đề cập trong Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 3/3/2016 của Chính phủ, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 4/2/2016 và Kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 7/3/2016.
Theo đó, Chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung bảo đảm đời sống nhân dân, tổ chức rà soát, nắm chắc số hộ thiếu đói, thiếu nước ngọt sinh hoạt nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số để hỗ trợ kịp thời theo quy định.
Đồng thời, triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp như lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước, chở nước ngọt cung cấp cho người dân… nhằm bảo đảm nguồn nước ngọt hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt của nhân dân và hoạt động của các bệnh viện, cơ sở y tế, trường học, không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt, sử dụng nước không hợp vệ sinh dẫn tới bùng phát dịch bệnh.
Triển khai các biện pháp cấp bách phù hợp với điều kiện từng địa phương để chủ động ứng phó với xâm nhập mặn như chủ động vận hành hệ thống thủy lợi kiểm soát soát mặn, nạo vét kênh rạch, khơi thông dòng chảy, đắp đập tạm khoanh vùng ngăn mặn, giữ ngọt… bảo vệ sản xuất, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại cây trồng và diện tích nuôi trồng thủy sản.
Chỉ thị cũng yêu cầu các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động – Thương binh và xã hội tổng hợp, rà soát nhu cầu hỗ trợ gạo cứu đói, kinh phí phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn của các địa phương, kịp thời đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định.
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi chặt chẽ dự báo ảnh hưởng của xâm nhập mặn thời gian tới. Thông tin kịp thời, hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu phù hợp với khả năng nguồn nước, những nơi không bảo đảm nguồn nước cần tuyên truyền, hướng dẫn người dân không gieo sạ để hạn chế thiệt hại, hướng dẫn kỹ thuật để đẩy mạnh phát triển thủy sản trong điều kiện xâm nhập mặn sâu, kéo dài, nguồn nước ngọt hạn chế.
Để hạn chế thiệt hại do xâm nhập mặn, Bộ Y tế phối hợp với cơ quan thông tin tuyên truyền hướng dẫn, khuyến cáo người dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh để đảm bảo sức khỏe, chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, tăng cường giám sát bảo đảm an toàn môi trường, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh do tình trạng thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải chỉ đạo hệ thống ngân hàng nhà nước ở địa phương, ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khoanh nợ, giãn nợ, xử lý rủi ro đối với các hộ dân, doanh nghiệp trên địa bàn bị thiệt hại do thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định và tiếp tục cho vay để sớm phục hồi, phát triển sản xuất.
Do tình hình xâm nhập mặn sâu hơn so với dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan, rà soát, cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, các Bộ quản lý chuyên ngành rà soát, cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể thuộc lĩnh vực quản lý ngành cho phù hợp.
Đồng thời, ưu tiên bố trí ngân sách trung ương, ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ nhân dân, khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình thủy lợi nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, phòng chống sạt lở ven biển, bảo đảm hiệu quả./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Hỗ trợ tín dụng khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn
17:06' - 09/03/2016
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động rà soát thiệt hại vốn tín dụng do hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ xác định chống hạn và xâm nhập mặn là nhiệm vụ cấp bách
21:21' - 29/02/2016
Phát biểu tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 29/2, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Chính phủ xác định việc chống hạn, xâm nhập mặn là nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá lúa rục rịch tăng do “tâm lý” xâm nhập mặn
11:41' - 28/02/2016
Giá lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng tăng nhẹ so với thời điểm trước Tết Nguyên đán, do xâm nhập mặn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
19:36' - 07/02/2023
Ngày 7/2, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị .
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận
19:10' - 07/02/2023
Chiều 7/2, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều động, bổ nhiệm đồng chí Lê Đức Luận giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến mở lại 3 trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội, Hòa Bình
18:42' - 07/02/2023
Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiếp tục cho tạm thời hoạt động trở lại đối với Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Hà Nội và Hòa Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Trong quý I/2023 khởi công các gói thầu còn lại dự án cầu Rạch Miễu 2
18:10' - 07/02/2023
Theo Cục Quản lý đầu tư xây dựng, hai gói còn lại là XL02 và XL03 hiện đang trong quá trình lựa chọn nhà thầu và dự kiến sẽ khởi công trong quý I/2023 này khi nhận được mặt bằng.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 93% diện tích ở Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đủ nước cho gieo cấy
17:56' - 07/02/2023
Đến 16 giờ ngày 7/2, diện tích có nước để gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 462.049 ha, đạt 92,7% (tăng 3% so với ngày 6/2).
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc để khởi công cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vào 30/6
16:54' - 07/02/2023
Tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đoạn qua thành phố Cần Thơ đi qua 3 huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai có tổng chiều dài 37,42km, tổng vốn đầu tư là 9.845 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thiếu cầu đường bộ kết nối Đồng Nai và Tp. Hồ Chí Minh
16:43' - 07/02/2023
Tỉnh Đồng Nai là cửa ngõ phía Đông của Tp. Hồ Chí Minh. Để kết nối giao thông giữa 2 địa phương, các cầu đường bộ vượt sông được coi là xương sống, đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN tuân thủ xả nước vụ Đông Xuân năm 2022-2023 theo kế hoạch
15:45' - 07/02/2023
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, từ đợt 1 đến nay EVN đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tuân thủ việc xả nước theo kế hoạch đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo cẩn trọng khi mua vé qua các kênh trung gian
14:43' - 07/02/2023
Cục Hàng không Việt Nam vừa có thông tin phản hồi về việc hành khách phải mua vé máy bay cao hơn mức giá quy định trên các đường bay nội địa