Chưa đầu tư đồng bộ, thu hút đầu tư nước ngoài tại ĐBSCL đạt thấp
Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) cho biết.
Ông Dũng cho biết, ĐBSCL có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nằm trong nhóm cao của cả nước.
Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư không chỉ dựa vào môi trường kinh doanh mà còn dựa trên vị trí địa lý, lợi thế, nhất là lợi thế về giao thông, cơ sở hạ tầng.
Chẳng hạn, nhiều năm qua, tỉnh Long An luôn đứng đầu về thu hút FDI của vùng và năm nay là tỉnh Tiền Giang.
Trong khi đó, chỉ số năng lực cạnh tranh của Tiền Giang chưa thực sự tốt nhưng đây lại là 2 địa phương nằm giáp ranh với Tp. Hồ Chí Minh.
Thực tế cho thấy, hiện nguồn vốn đầu tư FDI chủ yếu tập trung ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh vì đây là các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt, tính kết nối cao, khu vực đô thị phát triển mạnh...
Vài năm tới đây, khi cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL phát triển đồng bộ như: hoàn chỉnh đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh và các trục giao thông chính của ĐBSCL; trung tâm logictics của ĐBSCL để vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài kết nối hàng hóa với Tp. Hồ Chí Minh... sẽ nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư FDI của vùng.
Cũng theo ông Dũng, thu hút FDI vào ĐBSCL gần đây có sự thay đổi.
Nguồn vốn FDI hiện vào đến trung tâm của Khu vực ĐBSCL là thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.
Trong khi những năm trước chỉ tập trung quanh các tỉnh như Long An, Tiền Giang và một phần của Kiên Giang.
Năm 2016, FDI vào khu vực ĐBSCL đạt 1,36 tỷ USD, nâng tổng số dự án FDI toàn vùng còn hiệu lực là 1.324 dự án với tổng vốn đăng ký là hơn 18,9 tỷ USD.
Với con số trên, ĐBSCL đứng thứ 4/7 vùng của cả nước, chiếm 5,8% về số dự án và 6% về số vốn đăng ký của cả nước.
Theo VCCI Cần Thơ, trong 3 tháng năm 2017, các tỉnh ĐBSCL thu hút 27 dự án FDI với tổng nguồn vốn đăng ký là 103 triệu USD.
Nếu so với cả nước trong quý I/2017, số vốn thu hút FDI của khu vực ĐBSCL đạt thấp.
Trong số các dự án nói trên, có 15 dự án tăng vốn với tổng vốn là 31 triệu USD.
Doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần với nguồn vốn là 50 triệu USD; số còn lại là dự án mới.
Riêng tỉnh Tiền Giang có tổng vốn đăng ký là 54,62 triệu USD và có 2 dự án đầu tư FDI đăng ký mới.
Long An là địa phương có nhiều dự án đăng ký mới nhưng nguồn vốn mỗi dự án đạt thấp, chủ yếu là các dự án phụ trợ làm gia công cho các doanh nghiệp lớn phục vụ xuất khẩu.
>> Những con số ấn tượng về thu hút đầu tư nước ngoài trong quý I/2017
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương tiếp tục đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài
12:07' - 22/03/2017
Ngày 22/3, tại Tòa nhà Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đầu tư đợt 1 năm 2017 cho các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội cam kết tiếp tục đổi mới trong thu hút đầu tư
18:00' - 15/11/2016
Hà Nội sẽ tăng cường xúc tiến đầu tư, tìm các giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc xóa bỏ rào cản, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp - chìa khóa thu hút đầu tư
08:02' - 21/10/2016
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xác định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chính là chìa khóa thu hút đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.