Có phải đỉnh núi cao nhất thế giới Everest đang "lùn" đi?

07:02' - 23/09/2017
BNEWS Năm 2005, các nhà leo núi và nghiên cứu xác định đỉnh Everest cao nhất là đỉnh núi cao nhất thế giới có độ cao 8.844,43m so với mặt nước biển.
Đỉnh núi cao nhất thế giới Everest. Ảnh: Reuters

Vấn đề gây nhiều tranh cãi này sẽ có câu trả lời vào mùa Hè hoặc mùa Thu năm 2018 sau khi Chính phủ Nepal tiến hành đo lại độ cao của đỉnh núi để xác định xem trận động đất năm 2015 có tác động gì đến Everest, đỉnh núi cao nhất thế giới, hay không.

Everest là dãy núi nằm giữa biên giới giữa Nepal và Trung Quốc. Năm 2005, các nhà leo núi và nghiên cứu xác định đỉnh Everest cao nhất của dãy núi này và cũng là đỉnh núi cao nhất thế giới có độ cao 8.844,43m so với mặt nước biển.

Tuy nhiên, con số đó thấp hơn đáng kể so với các số liệu đo lường trước đó, được thực hiện vào năm 1954 và 1999, xác định đỉnh Everest lần lượt có độ cao 8.884m và 8.850m.

Hiện cơ quan chức năng Nepal đang phát triển một phương pháp đo lường có tham khảo ý kiến của các chuyên gia quốc tế, để đảm bảo kết quả đo lường đảm bảo tiêu chuẩn toàn cầu và được cộng đồng quốc tế công nhận.

Sau trận động đất tại Nepal ngày 25/4/2015, có thông tin cho rằng độ cao của ngọn núi đã giảm 2,4 cm và dịch chuyển 3 cm về phía Tây Nam. Cho đến nay, đây vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

>>>Thêm 2 người thiệt mạng khi chinh phục núi Everest

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục