Cuối tuần lên lịch du xuân ở những ngôi chùa đẹp nổi tiếng ngay gần Hà Nội

02:30' - 10/02/2017
BNEWS Vào dịp đầu xuân, người Việt thường có phong tục đi lễ chùa cầu mong một năm "thuận buồm xuôi gió" - "vạn sự hanh thông".

Tết đến - Xuân về được xem là thời điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều mong ước và khát vọng tốt đẹp. Vào dịp đầu xuân, người Việt thường có phong tục đi lễ chùa cầu mong một năm "thuận buồm xuôi gió" - "vạn sự hanh thông".
Hãy cùng BNEWS tham khảo một vài tuyến tham quan trong ngày tới các ngôi chùa nổi tiếng ngay gần Hà Nội nhé!

Tuyến 1: Đền Bà Chúa Kho – Chùa Phật Tích – Đình Bảng 

Chỉ với 1 ngày trải nghiệm, bạn sẽ được tới Đền Bà Chúa Kho - khu khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quân thể di tích của khu Cổ Mễ (phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh); tham quan chùa Phật Tích - một trong những nơi được truyền bá Phật giáo sớm nhất từ Ấn Độ vào Việt Nam với nhiều cổ vật có giá trị; khu di tích Đình Bảng - một trong những ngôi đình cổ kính và có giá trị kiến trúc, lịch sử nhất Việt Nam.

Hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán như đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh). Ảnh: idptravel

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán như đền Bà Chúa Kho (khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Tuy nhiên ngôi đền này chỉ đông đúc vào hai dịp là đầu năm và cuối năm. 
Bởi nhiều người tin rằng những ngày đầu năm mới tới đền Bà Chúa Kho “vay” tiền sẽ giúp cho việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi, may mắn. Có "vay" ắt có "trả", "đầu năm đi vay - cuối năm đi trả".
Theo lưu truyền, Bà Chúa Kho là người trông coi kho lương thực. Như vậy, Bà chính là người ban phát “nguồn sống” cho mọi người. Chính bởi vậy mà người ta mới tìm đến đây để “vay vốn”. 
Sự tồn tại vững vàng của ngôi đền khi trải qua bao mưa bom bão đạn cũng là một điều hết sức kỳ diệu và linh thiêng làm mọi người tin tưởng.

Chùa Phật Tích được xếp vị trí hàng đầu về giá trị cổ vật. Ảnh: idptravel

Chùa Phật Tích nằm ở sườn Nam núi Vạn Phúc, xưa có tên là chùa Vạn Phúc Tự, là một trong những nơi được truyền bá Phật giáo sớm nhất từ Ấn Độ vào Việt Nam. 
Chùa được xếp vị trí hàng đầu về giá trị cổ vật. Tiêu biểu phải kể đến: tượng Phật A Di Đà (1057); chân cột chạm dàn nhạc (1057); hàng thú trước sân chùa (thời Lý); pho tượng táng của thiền sư Chuyết Chuyết; 32 bảo tháp (thế kỷ XVII – thế kỷ XX)…

Đền Đô - nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. Ảnh: travelatvietnam

Khu di tích Đình Bảng – một trong những ngôi đình cổ kính và có giá trị kiến trúc, lịch sử nhất Việt Nam; Chùa Kim Đài, Tháp Mộ Lý Khánh văn – dưỡng phụ của vua Lý Thái Tổ.
Tại đây, bạn sẽ tiếp tục thăm quan Đền Đô (Cổ Pháp Điện hay Đền Lý Bát Đế), nơi thờ 8 vị vua nhà Lý; Nhà Thuỷ Đình từng được chọn là hình ảnh in trên Tiền Đông Dương, ngắm nhìn cảnh nông thôn thanh bình bên dòng sông Tiêu Tương.

Tuyến 2: Bút Tháp – Chùa Dâu – Chùa Phật Tích – Đền Đô

Nét cổ kính và trầm mặc nơi cổng chùa Bút Tháp. Ảnh: mytour

Chùa kiến trúc theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”, gồm 10 nếp nhà với 162 gian nằm trên một trục dài hơn 100m. Qua tam quan, đến gác chuông hai tầng tám mái. Tiếp đến là nhà tiền đường, nhà thiêu hương, thượng điện. 

Chùa Bút Tháp được xây dựng từ thời Hậu Lê - thế kỷ 17. Ảnh: mytour

Ở đây còn nhiều di vật của thế kỷ XVII như hai tấm bia đá dựng năm 1647, tấm gỗ chạm hình rồng phượng, chiếc hương án gỗ. Chung quanh tòa thượng điện có lan can bằng đá với 26 bức phù điêu, trong đó, 8 bức chạm cỏ cây hoa lá gồm sen, cúc, trúc, lan, tùng… và 18 bức chạm các loài động vật (kèm với các hoa văn khác) gồm ngựa, dê, trâu, khỉ, cá…

Một góc bình yên ở chùa Bút Tháp. Ảnh: mytour

Ðến với chùa là đến với một điểm du lịch mang tính nhân văn cao. Trong chùa, có nhiều cổ vật quý, nhiều tháp to, nhỏ rất đẹp là nơi đặt xá lị của các thiền sư xưa. Tháp Bảo Nghiêm, trên đỉnh có hình nậm rượu, 5 tầng, 8 mặt, cao 13m, là nơi đặt xá lị của thiền sư Chuyết Chuyết; tháp Tôn Ðức 5 tầng, cao 10m là nơi đặt xá lị thiền sư Minh Hành, vị tổ thứ hai của chùa.

Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ xưa nhất Việt Nam chùa nằm trên địa phận xã Thanh Khương Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: asiaholiday

Chùa Dâu (còn có tên gọi khác là Pháp Vân) được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Trong chùa thờ vị thần Pháp Vân.
Trong khuân viên chùa có ngọn tháp xây dựng vào thế kỷ thứ 6 mang tên Hòa Phong với ý nghĩa như thạch tụ ngăn cản luồng gió nghiệp chướng.

Tháp Hòa Phong với ý nghĩa như thạch tụ ngăn cản luồng btgcp.gov.vn

Chùa Phật Tích – Ngôi chùa cổ có lịch sử gần 1.000 năm lịch từng là trung tâm văn hoá Đại Việt. Chùa Phật Tích – ngôi chùa có 5 cặp tượng linh thú bằng đá lớn nhất Việt Nam, Chùa Phật Tích với bảo tượng Phật bằng đá thời Lý lớn nhất Việt Nam.
Điểm cuối của hành trình là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia - Đền Đô - nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những nét kiến trúc công phu, đắp, chạm khắc tinh xảo ở Nhà Hậu cung nơi đặt ngai và bài vị thờ Tám vị vua Nhà Lý; Nhà Chuyền Bồng với kiến trúc chồng diêm tám mái, các đầu đao uốn cong mềm mại ngoài ra còn có nhà để bia, nhà để ngựa, nhà để kiệu… với những kiến trúc độc đáo.

Tuyến 3: Chùa Thầy – Chùa Tây Phương – Chùa Mía 

Chùa Thầy nhìn từ trên cao với thủy đình lung linh trên mặt nước. Ảnh: Báo Ảnh Việt Nam
Chùa Mía. Ảnh: Du lịch Toàn cầu.

Nằm tại Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Chùa Mía (hay còn gọi là “Sùng Nghiêm Tự”) được xây bằng gỗ quý, có kiến trúc hình chữ “Mục”. 
Trong chùa có nhiều pho tượng Phật độc đáo, thể hiện tính nghệ thuật cao thời xưa. Nổi bật nhất là Tượng Quan Âm Tống Tử (cao 0.76m) – thường gọi là Bà Thị Kính Tượng với đường nét chạm khắc mềm mại, trau chuốt.

>>> Du xuân đền Bà Chúa Kho và những nghi thức cần biết

>>> Các điểm du lịch tâm linh hút khách đầu xuân ở Lào Cai

>>> Nườm nượp du khách hành hương về khai hội Xuân Yên Tử 2017

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục