Du xuân đền Bà Chúa Kho và những nghi thức cần biết
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán như đền Bà Chúa Kho (khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Tuy nhiên ngôi đền này chỉ đông đúc vào hai dịp là đầu năm và cuối năm.
Bởi nhiều người tin rằng những ngày đầu năm mới tới đền Bà Chúa Kho “vay” tiền sẽ giúp cho việc kinh doanh, buôn bán thuận lợi, may mắn. Có "vay" ắt có "trả", "đầu năm đi vay - cuối năm đi trả".Theo lưu truyền, Bà Chúa Kho là người trông coi kho lương thực. Như vậy, Bà chính là người ban phát “nguồn sống” cho mọi người. Chính bởi vậy mà người ta mới tìm đến đây để “vay vốn”.Sự tồn tại vững vàng của ngôi đền khi trải qua bao mưa bom bão đạn cũng là một điều hết sức kỳ diệu và linh thiêng làm mọi người tin tưởng.
Cách sắm lễ đền Bà Chúa Kho
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. - Lễ Mặn: Có thể dùng đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả. - Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.- Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Những lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Được khuyên dùng lễ chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.Theo đại diện Ban quản lý đền Bà Chúa Kho, trình tự đặt lễ tại đền Bà Chúa Kho sẽ là: Tiền Tế, Tứ Phủ Công Đồng, Đệ Nhị Cung, Đệ Nhất Cung (Tam tòa Thánh Mẫu). Đây là 4 ban chính cần đặt lễ khi đến ngôi đến này. Sau đó sẽ là các ban khác như ban Cô, Cậu, ban Sơn Trang… Lưu ý trong các ban này chỉ có ban Tứ Phủ Công Đồng là có thể sử dụng đồ lễ mặn.
Hạ lễ đền Bà Chúa Kho
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.Văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.
– Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.– Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh.– Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.– Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.– Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.– Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.– Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linhHương tử con là:Ngụ tại:.......................................................................Hôm nay là ngày...............................................Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.* Thông tin chỉ mang tính tham khảoTuy nhiên, đây chỉ là tín ngưỡng tâm linh, giúp mọi người có động lực hơn trong cuộc sống và việc phát triển kinh tế, còn việc làm ăn có thành công hay không thì phải phụ thuộc vào năng lực và may mắn của mỗi người.
>>> Vì sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?
>>> Thờ cúng tổ tiên - bản sắc văn hóa người Việt
Tin liên quan
-
Đời sống
15 vạn túi lương sẽ được phát trong Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần
11:34' - 08/02/2017
Ban tổ chức Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần đã chuẩn bị 15 vạn túi lương để phát tại 37 điểm quanh khu vực đền từ đêm 14 tháng Giêng âm lịch.
-
Đời sống
Các điểm du lịch tâm linh hút khách đầu xuân ở Lào Cai
06:22' - 08/02/2017
Lào Cai không chỉ nổi tiếng là vùng đất có nhiều cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ hùng vĩ, cùng với văn hóa giàu bản sắc của các dân tộc mà còn là nơi có hệ thống đền, chùa phong phú.
-
Đời sống
Hàng nghìn du khách tham gia lễ hội Đền Nưa, Am Tiên 2017
16:04' - 05/02/2017
Ngày 5/2 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Đinh Dậu), UBND Huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đã tổ chức khai mạc lễ hội Đền Nưa, Am Tiên năm 2017 (lễ hội được công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 2009).
-
Đời sống
Du xuân Đền Phúc Khánh tưởng nhớ các vị chúa Bầu
06:56' - 05/02/2017
Bảo Yên là một trong những vùng đất du lịch tâm linh nổi tiếng của Lào Cai với hệ thống quần thể di tích Thành cổ Nghị Lang được xây dựng từ thế kỷ 16.
-
Đời sống
Độc đáo chợ Viềng - phiên chợ cầu may mỗi năm chỉ họp một lần
10:33' - 04/02/2017
Chợ Viềng - phiên chợ cầu may họp lúc nửa đêm này đã trở thành một trong những điểm đến thú vị, thu hút du khách thập phương tạo nên sự nhộn nhịp, náo nhiệt ở nơi đây mỗi dịp đầu Xuân...
-
Đời sống
Hàng nghìn người hành hương về Bái Đính trong ngày khai hội năm 2017
15:03' - 02/02/2017
Sáng 2/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Đinh Dậu), tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ khai hội chùa Bái Đính năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 6/4
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 6/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 6/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước
07:00' - 05/04/2025
Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335).
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 5/4
05:00' - 05/04/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 5/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 5/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
6 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum vào trưa nay
16:04' - 04/04/2025
Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4.
-
Đời sống
Kiên Giang tặng quà gia đình thanh niên Khmer có hoàn cảnh khó khăn
16:03' - 04/04/2025
Sáng 4/4, Tỉnh đoàn Kiên Giang tổ chức tặng hơn 300 phần quà, gồm sữa, rau, củ quả cho trẻ em, hộ Khmer và tặng Nhà nhân ái cho gia đình thanh niên Khmer có hoàn cảnh khó khăn.
-
Đời sống
Bồi đắp tình yêu, trách nhiệm với biển đảo quê hương của tuổi trẻ Bến Tre
10:30' - 04/04/2025
Xác định tuyên truyền về bảo vệ biên giới là nhiệm vụ trọng tâm, các cấp bộ đoàn tỉnh Bến Tre đã tích cực đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với tình hình thực tế.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 4/4
05:00' - 04/04/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 4/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 4/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Cần Thơ xây dựng kè chống sạt lở sông Ô Môn để bảo vệ dân cư
19:20' - 03/04/2025
Ngày 3/4, UBND thành phố Cần Thơ họp triển khai thi công kè chống sạt lở khẩn cấp sông Ô Môn, đoạn qua địa bàn phường Thới An (quận Ô Môn) với tổng kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 130 tỷ đồng.
-
Đời sống
Vĩnh Phúc chỉ đạo chấn chỉnh vi phạm đất đai, đảm bảo an ninh trật tự
18:42' - 03/04/2025
Vĩnh Phúc yêu cầu ngành chức năng, chính quyền địa phương tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng và bảo vệ kết cấu hạ tầng, hành lang đường bộ trên địa bàn tỉnh.