Đằng sau con số kỷ lục hợp tác kinh tế thương mại Mỹ-Trung
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump (trái) tại cuộc gặp ở Bắc Kinh ngày 9/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump từ ngày 8-10/11 vừa qua, Trung Quốc và Mỹ đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị lên đến 253,5 tỷ USD. Bắc Kinh cho rằng điều này không chỉ phá vỡ kỷ lục hợp tác kinh tế thương mại Trung-Mỹ mà còn lập kỷ lục hợp tác kinh tế thương mại trong lịch sử thế giới.
Vì thế, ông Trump đã không đổ lỗi cho Trung Quốc về vấn đề thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên dư luận cho rằng những thỏa thuận hợp tác Mỹ-Trung được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Trump lần này phần nhiều là biên bản ghi nhớ hiểu biết lẫn nhau, không mang tính ràng buộc.Ngày 9/11, tại Bắc Kinh, Tập Cận Bình đã tổ chức lễ đón Tổng thống Mỹ Donald Trump vô cùng long trọng, sau đó hai nhà lãnh đạo tiến hành hội đàm chính thức tại Đại Lễ đường Nhân dân. Sau hội đàm, Tập Cận Bình và Donald Trump chứng kiến đại diện nhiều doanh nghiệp cỡ lớn Mỹ-Trung ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư.Các thỏa thuận ký kết ngày 9/11, cộng với thỏa thuận mà hai bên ký kết ngày 8/11 gọi chung là thỏa thuận lớn, có tổng giá trị lên đến 253,5 tỷ USD. Trong đó, phần lớn thỏa thuận là Trung Quốc đầu tư, mua lại doanh nghiệp của Mỹ, bao trùm nhiều ngành nghề như năng lượng, hàng không, điện lực, ô tô và nông sản.Bộ trưởng thương mại Trung Quốc Chung Sơn coi đây là kỳ tích, nêu rõ tổng giá trị 253,5 tỷ USD không chỉ lập kỷ lục trong hợp tác kinh tế thương mại Mỹ-Trung, mà còn lập kỷ lục trong lịch sử hợp tác kinh tế thương mại thế giới.Tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nêu rõ những thỏa thuận này cho thấy không gian rộng mở của hợp tác kinh tế thương mại Trung-Mỹ, nhấn mạnh Trung Quốc thúc đẩy mở cửa toàn diện, thực hiện tự do hóa đầu tư.
Ông Tập Cận Bình còn cho biết Trung-Mỹ nhất trí mở rộng hợp tác thương mại, đầu tư, mở rộng triển khai hợp tác song phương trong các lĩnh vực năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng và sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại hai nước phát triển.Tại họp báo chung, ông Trump phê phán thâm hụt thương mại Mỹ-Trung lớn, phê phán thương mại Mỹ-Trung mất cân bằng, nghiêng về một bên, không công bằng đối với phía Mỹ, nhưng Donald Trump không "trách" Trung Quốc.Ông Trump hi vọng phía Trung Quốc giải quyết thỏa đáng vấn đề thâm hụt thương mại, tin tưởng có thể cùng với ông Tập Cận Bình giải quyết để quan hệ thương mại hai nước quay trở về quỹ đạo bình đẳng. Ông nói rằng phía Mỹ sẵn sàng cùng với phía Trung Quốc phát triển quan hệ thương mại mạnh mẽ, công bằng và cùng ưu đãi.
Tổng thống Trump cho rằng Mỹ và Trung Quốc đã đạt được tiến triển lớn trong 2 vấn đề then chốt là thương mại và an ninh. Thế nhưng, Ngoại trưởng Mỹ tháp tùng chuyến thăm Trung Quốc của ông Trump đã nói ngược lại, rằng thâm hụt thương mại Mỹ-Trung lên đến 500 tỷ USD, thành quả đến nay đã đạt được chỉ là rất nhỏ.Dư luận Hong Kong nhận định trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng thống Trump, Trung-Mỹ đã ký kết thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị lên đến trên 253,5 tỷ USD, nhưng phần lớn là biên bản ghi nhớ không có sự ràng buộc và để thực sự thực hiện được những thỏa thuận này cần phải mất rất nhiều thời gian.Quan chức giấu tên của phía Trung Quốc cũng thừa nhận rằng mục đích Trung-Mỹ ký kết một loạt biên bản ghi nhớ là phía Trung Quốc muốn bày tỏ thiện chí với ông Trump, nhấn mạnh hai bên vẫn cần nhiều năm để thực hiện nội dung liên quan.
Nói cách khác, kết quả lớn duy nhất trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Trump là một trái “bom tiền rỗng” với cái vỏ trị giá trên 250 tỷ USD. Điều này cho thấy phía Mỹ thiếu kế hoạch và sự chuẩn bị trước cho chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Trump.Trong khi đó, đối với vấn đề cho phép doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh xâm nhập thị trường Trung Quốc và Trung Quốc mở cửa thị trường tài chính, hai bên đã không đạt được thỏa thuận mới nào.
Chủ nhiệm Ban Trung Quốc của Công ty tư vấn Anke (APCO Worldwide) có trụ ở Washington (Mỹ) - ông James McGregor - cho rằng việc dồn tất cả các thỏa thuận lại thành thỏa thuận lớn là cách làm thông thường khi Mỹ-Trung mới phát triển quan hệ song phương.Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Max Baucus cho rằng đây là cách làm việc điển hình kiểu người Trung Quốc, nghi thức đón tiếp càng rầm rộ hoành tráng, thực chất càng ít thời gian bàn việc chính.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức của dự án khí đốt tại Alaska giữa Mỹ và Trung Quốc
06:30' - 23/11/2017
Theo trang Oilprice.com, dự án quy mô 43 tỷ USD mới được ký kết giữa các đối tác Mỹ và Trung Quốc về phát triển tuyến đường ống khí đốt tại Alaska còn thiếu các cam kết cụ thể về nguồn tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
The Wall Street Journal lý giải về sự dịch chuyển quyền lực
06:03' - 19/11/2017
Tờ The Wall Street Journal ngày 14/11 có bài viết phản bác quan điểm lâu nay cho rằng sự suy yếu của nước Mỹ đồng nghĩa với sự nổi lên của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản bác quyết định áp thuế của Mỹ đối với một số sản phẩm gỗ
20:30' - 14/11/2017
Ngày 14/11, Bộ Thương mại Trung Quốc (MoC) đã bày tỏ bất bình trước quyết định áp thuế mới đây của Mỹ đối với một số sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc gửi thông điệp về thương mại quốc tế
17:31' - 10/11/2017
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình hiện đang ở Việt Nam để tham dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20'
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51'
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27'
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59'
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56'
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ghi nhận xuất nhập khẩu dịch vụ tăng trưởng vững chắc
10:58'
Xuất khẩu dịch vụ của Trung Quốc đạt 549,58 tỷ NDT, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu dịch vụ đạt 759,98 tỷ NDT, tăng 7,8%.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng
07:53'
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ công bố các biện pháp thuế quan mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào lúc 16h00 chiều 2/4 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức khoảng 3h00 sáng 3/4 theo giờ Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Hơn 60% doanh nghiệp Hàn Quốc chịu tác động từ chính sách thuế của Mỹ
07:48'
Kết quả cho thấy 60,3% doanh nghiệp trả lời sẽ chịu hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các biện pháp thuế quan này của Washington.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất làm chậm hơn nữa quá trình phục hồi kinh tế của Thái Lan
19:40' - 01/04/2025
Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) đánh giá trận động đất vừa qua sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trên 3 lĩnh vực chính là bất động sản, du lịch và tiêu dùng trong nước.