Thách thức của dự án khí đốt tại Alaska giữa Mỹ và Trung Quốc
Tập đoàn dầu khí Sinopec lớn nhất của Trung Quốc đã ký thỏa thuận với các đối tác Mỹ về nghiên cứu triển khai dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn khí và trạm tiếp nhận khí hóa lỏng (LNG) ở Alaska, phục vụ xuất khẩu có trị giá lên đến 43 tỷ USD.
Dự tính, dự án này sẽ chuyển khí đốt từ bồn địa Bắc Slope (North Slope) ở Alaska tới bờ biển phía Nam của bang này để hóa lỏng và xuất khẩu. Đây là một dự án lớn nằm trong một loạt thỏa thuận được ký kết nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump từ ngày 9-10/11.
Tuy vậy, trên thực tế đó mới chỉ là thỏa thuận khá mơ hồ, không có tính ràng buộc pháp lý, thiếu các cam kết chi tiết liên quan đến nguồn tài chính, các thỏa thuận bao tiêu hay thời gian biểu thực hiện. Việc thiếu vắng những hợp đồng cứng khiến dư luận đặt câu hỏi liệu dự án có thực sự được triển khai hay không.
Chuyên gia Jason Feer tại tập đoàn tư vấn năng lượng Pten & Partner nhìn nhận: “Đây là một tuyên bố điển hình thường được đưa ra tại các hội nghị thượng đỉnh quy mô; không ai có thể xây dựng hoặc bảo đảm tài chính cho một dự án lớn như vậy trừ khi các chi tiết cấu thành được hoàn tất”.Thỏa thuận 43 tỷ USD kêu gọi tất cả các bên gồm: Sinopec, Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC), Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) và Tập đoàn phát triển đường ống khí đốt Alaska (Alaska Gasline Development Corp), chính quyền bang Alaska cùng đánh giá các khía cạnh khác nhau liên quan đến dự án, gặp gỡ, thảo luận trong năm 2018 để cập nhật tình hình.Về lý thuyết, ý tưởng LNG xuất khẩu từ Alaska sang Trung Quốc khá hợp lý. Trung Quốc cần nhập khẩu khí đốt nhiều hơn, trong khi Mỹ lại có sẵn nguồn lợi tự nhiên này.Ước tính bể North Slope có trữ lượng từ 35-45 nghìn tỷ feet khối khí. Trung Quốc đang nỗ lực làm sạch môi trường, nâng cao chất lượng không khí, do đó khí đốt sẽ đóng vai trò nền tảng trong việc thay thế các nhà máy điện chạy than gây ô nhiễm.
Theo Kerry-Anne Shanks, người đứng đầu bộ phận phân tích khí đốt và LNG ở châu Á tại tập đoàn tư vấn Wood Mackenzie, sự kết hợp giữa năng lực xuất khẩu của Mỹ về LNG cũng như nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này tăng từ Trung Quốc khiến xuất khẩu LNG từ Mỹ sang Trung Quốc tăng mạnh trong năm nay.Xét về khoảng cách, quãng đường vận chuyển LNG từ Alaska sang Trung Quốc cũng gần hơn so với từ vịnh Mexico, nơi đang là đầu mối xuất khẩu LNG của Mỹ.
Nhưng nếu xét về hiệu quả kinh tế, có nhiều lý do để nghi ngờ tính khả thi của việc xây dựng tuyến đường ống dài gần 1.300 km bao trùm toàn bộ bang Alaska, chạy qua các vùng địa hình hiểm trở, xa xôi.Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đã phải bỏ cuộc, cũng vì nguyên nhân trên. Sau nhiều năm xem xét, Exxon Mobil quyết định từ bỏ dự án phát triển LNG tại Alaska hồi năm 2016. Quyết định được đưa ra sau khi nguồn cung LNG dồi dào được tung ra thị trường, đẩy giá LNG ở Đông Á xuống mức thấp.
Tập đoàn Wood Mackenzie cùng thời điểm cũng đưa ra nhận định, phát triển LNG ở Alaska thuộc diện “kém cạnh tranh nhất” so với các dự án LNG khác trên thế giới. Exxon Mobil rốt cuộc xem dự án LNG ở Alsaka không hiệu quả. BP và ConocoPhillips, hai đối tác của Exxon trong dự án này, cũng thoái lui.Thế nhưng chính quyền bang Alaska, do lo ngại về nguồn tài chính co hẹp khi doanh thu dầu mỏ giảm sút, vẫn không chịu từ bỏ. Chính quyền bang này đã mua cổ phần trong dự án, còn các quan chức Alsaka gấp rút tìm kiếm các đối tác thay thế. Thống đốc Bill Walker hy vọng Trung Quốc sẽ là nhân tố giúp thúc đẩy dự án.Theo ông Walker, tuyến đường ống và trạm xuất khẩu LNG ở Alaska sẽ tạo ra doanh thu 8-10 tỷ USD/năm. Ông hy vọng các thỏa thuận cụ thể sẽ thành hình trong năm 2018, với mục tiêu bắt đầu khai thác vào năm 2024 hoặc 2025. Trung Quốc được cho là sẽ bao tiêu 3/4 sản lượng LNG. Cũng như nhiều hợp đồng khác được công bố nhân chuyến thăm của ông Trump, thỏa thuận giữa các đối tác Trung Quốc và Mỹ về phát triển, xuất khẩu LNG từ Alaska mới chỉ dừng trên giấy. Sinopec có thể sẽ đưa đẩy trong một thời gian, nhưng cũng có thể dễ dàng từ chối triển khai bất cứ lúc nào.Khi giá LNG tụt xuống dưới ngưỡng 10 USD/MMBtu, sẽ rất khó để chính quyền Alaska thuyết phục các tập đoàn, công ty bỏ ra số vốn lên đến gần 50 tỷ USD để xây dựng đường ống dẫn khí, trạm tiếp nhận và xuất khẩu LNG khi mà nguồn cung đã dư thừa và còn một danh sách dài các dự án khác hấp dẫn hơn đang chào mời các nhà đầu tư.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ trừng phạt hàng loạt thực thể Trung Quốc và Triều Tiên
07:44' - 22/11/2017
Ngày 21/11, Mỹ thông báo các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào một loạt thực thể của Trung Quốc và Triều Tiên, và những con tàu bị nghi ngờ hỗ trợ chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
-
Kinh tế Thế giới
Đằng sau các thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung
05:30' - 21/11/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa kết thúc chuyến công du châu Á đầu tiên, trong đó Bắc Kinh là chặng dừng được chú ý nhất với hơn 250 tỷ USD giá trị thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến công du châu Á của Tổng thống Trump không có nhiều thách thức
05:30' - 19/11/2017
Chuyến công du quan trọng nhất từ khi ông Trump bước vào Nhà Trắng lần này đã diễn ra êm đẹp tuy không có sự đột phá nào, không thể hiện được gì nhiều về chính sách chiến lược của Mỹ ở khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump đến Trung Quốc: Hướng đi nào cho quan hệ Mỹ-Trung
11:12' - 08/11/2017
Khó có thể đoán được diễn biến chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump bởi không thành viên nào trong chính quyền của ông tiết lộ về chính sách toàn diện của Mỹ đối với châu Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump thông báo áp thuế 30% đối với EU và Mexico
20:19' - 12/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/7 đã thông báo quyết định áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09' - 12/07/2025
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29' - 12/07/2025
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46' - 12/07/2025
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10' - 12/07/2025
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.