Để nhà tái định cư không còn là nỗi ám ảnh
Nhiều người dân Hà Nội rất thờ ơ, không “mặn mà” với nhà tái định cư khi cả cơ quan quản lý, các cấp chính quyền cũng phải thừa nhận, chất lượng nhà tái định cư vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, công tác quản lý, vận hành và sử dụng quỹ nhà này còn nhiều tồn tại, bất cập và vướng mắc.
Mới đây, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội (đơn vị quản lý quỹ nhà tái định cư lớn nhất của thành phố).Đoàn giám sát chỉ rõ, nhiều vấn đề đã được kết luận, chỉ đạo thực hiện trong các cuộc giám sát trước đây, song đến nay, đơn vị triển khai thực hiện rất chậm, chưa làm hết trách nhiệm được giao và thường “đổ lỗi” bởi vướng cơ chế chính sách, ý thức chấp hành của người dân, nhất là thiếu kinh phí để duy tu, bảo trì…
Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Theo ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Tổng giám đốc Công ty, đến nay, tại 166 toà nhà tái định cư mới thành lập được 14 Ban Quản trị tại 16 tòa nhà, do không nhận được sự đồng thuận của người dân và sự phối hợp của các cấp chính quyền địa phương.
Trong khi đó, 35 toà nhà (3 toà tạm cư) do Công ty quản lý không có kinh phí bảo trì (vì bán căn hộ trước Luật Nhà ở 2005), người dân thì không chấp nhận đóng góp, dẫn đến việc sửa chữa, bảo trì các toà nhà không được thực hiện kịp thời.
Ông Minh cũng cho biết, tổng số 8.147 hồ sơ đã chuyển các, huyện để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho các hộ dân là 8.147 căn, hiện mới cấp được 7750 hồ sơ.
Đáng lưu ý là trong tổng số 87 điểm thuộc diện tích kinh doanh dịch vụ đã được Công ty bố trí cho thuê phải trả tiền để nộp ngân sách Nhà nước với diện tích gần 24.000m2, đã nhiều năm nay “nợ đọng” tiền thuê nhà với tổng số tiền lên tới hơn 30 tỷ đồng?
Câu hỏi đặt ra đối với nhiều thành viên trong Đoàn giám sát HĐND thành phố và các sở, ngành là tại sao các trường hợp được thuê diện tích kinh doanh dịch vụ này đều do Công ty trực tiếp quản lý ký hợp đồng, thành phố nhiều lần đôn đốc, nhưng Công ty lại không có biện pháp nào để thu được tiền của đơn vị thuê.Thậm chí có trường hợp tại khu tái định cư Trung Yên (nhà 4F) hơn 10 năm nay không trả tiền thuê phần diện tích kinh doanh dịch vụ theo quy định?
Lý giải điều này, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Minh cho rằng, mặc dù Hợp đồng ký với các đơn vị thuê có ghi rõ thời hạn nộp tiền nhưng lại “quên” không ghi rõ chế tài xử lý (do không được Sở Xây dựng, UBND thành phố hướng dẫn cụ thể), nên Công ty không thể “cưỡng chế” để thu đúng và đủ số tiền phải nộp vào ngân sách? Đề cập đến những tồn tại, bất cập trên, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, bên cạnh những khó khăn, vướng mắc do chưa có văn bản pháp luật quy định riêng về quản lý, vận hành và sử dụng quỹ nhà tái định cư, hay việc bầu Ban Quản trị nhà chung cư còn rất ít, việc thu kinh phí đóng góp theo quy định của người dân còn hạn chế, nên đã gây khó khăn cho công tác duy tu, sửa chữa quỹ nhà tái định cư… Ngoài ra, do yêu cầu cấp bách cần phải giải quyết bố trí nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm của thành phố, nhiều dự án chưa hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đã phải bố trí cho các hộ dân vào ở.Một số khu tái định cư được xây dựng đã quá lâu do chưa tính đủ diện tích để phục vụ sinh hoạt cộng đồng, để xe… cũng ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, gây bức xúc cho các hộ dân khi chuyển đến ăn ở lâu dài.
Để nhà tái định cư không còn là nỗi “ám ảnh” với nhiều người dân khi Nhà nước thu hồi đất, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã yêu cầu Sở Xây dựng tập trung tổng rà soát, phân loại quỹ nhà tái định cư; đề xuất quy trình, quy định vận hành, quản lý từng nhà, từng khu cho phù hợp với nguồn gốc hình thành.Đồng thời, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng phương thức quản lý tài sản Nhà nước một cách tốt nhất theo hướng dịch vụ công ích, phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng quy chế quản lý chung cư và định mức quản lý thu phí dịch vụ của dân.
Bên cạnh đó, thành phố đã nghiên cứu để cho phép sử dụng nhiều phương án tái định cư để người dân được phép lựa chọn như: Tái định cư bằng tiền, tạm cư bằng tiền hoặc tái định cư bằng nhà ở kinh doanh, nhà ở xã hội tại các khu đô thị mới.Tuy nhiên, để các chính sách thực thi của pháp luật cũng như những chỉ đạo của thành phố Hà Nội đáp ứng được đúng mục đích, triển khai hiệu quả rất cần cơ chế phù hợp và sự tâm huyết của các cấp, các ngành, đơn vị quản lý và ý thức chấp hành của mỗi người dân sống trong các khu nhà tái định cư./.
Minh Nghĩa
- Từ khóa :
- nhà ở xã hội
- nhà thu nhập thấp
- bất động sản
- căn hộ
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Trao chứng nhận Dự án bất động sản đáng sống
14:29'
Ngày 27/11 tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đã tổ chức Lễ trao chứng nhận Dự án đáng sống cho nhà đầu tư, nhà phát triển bất động sản.
-
Bất động sản
Vắng bóng căn hộ chung cư thương mại giá bình dân
11:43'
Sáng 27/11 tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản và Lễ trao chứng nhận dự án đáng sống 2024.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản Trung Quốc có thể sẽ chạm đáy vào năm 2026?
19:08' - 26/11/2024
Giới chuyên gia dự báo thị trường bất động sản Trung Quốc có thể sẽ chạm đáy và sau đó phục hồi trong nửa đầu năm 2026.
-
Bất động sản
Tây Hồ Tây sẽ dẫn đầu nguồn cung văn phòng cho thuê tại Hà Nội
16:18' - 26/11/2024
Khu vực Tây Hồ Tây sẽ là điểm sáng với nhiều lợi thế, tiện ích và dự án nổi bật. Trong 5 năm tới, nguồn cung văn phòng lớn từ khu vực này sẽ tác động đến sự phát triển của thị trường văn phòng Hà Nội.
-
Bất động sản
Đồng Nai tăng kiểm soát biến động giá bất động sản
11:58' - 26/11/2024
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban hành công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.
-
Bất động sản
Bất động sản phía Nam chuyển biến tích cực dịp cuối năm
16:34' - 25/11/2024
Thị trường bất động sản phía Nam đang có nhiều biến động và xu hướng đáng chú ý, với nhiều hoạt động ký kết, giới thiệu, mở bán dự án ra thị trường cuối năm 2024.
-
Bất động sản
Chuẩn hóa hoạt động môi giới bất động sản bằng Bộ quy tắc
18:45' - 23/11/2024
Lần đầu tiên VARS công Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử dành riêng cho các Sàn Giao dịch Bất động sản gồm 5 chương và 22 điều.
-
Bất động sản
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Có biện pháp điều tiết, lành mạnh hóa thị trường bất động sản
16:25' - 23/11/2024
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”.
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh thực hiện chi trả bồi thường dự án Vành đai 2 cho các hộ dân
19:19' - 21/11/2024
Ủy ban nhân dân Tp. Thủ Đức đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về dự tháo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trong đó có đơn giá bồi thường.