Điểm nóng buôn lậu ở Quảng Trị
Một trong những điểm nóng buôn lậu nhất của Quảng Trị là trên tuyến đường sông biên giới Sê Pôn. Ban ngày dòng sông Sê Pôn vẫn bình lặng nhưng về đêm lại sôi động bởi hàng chục chiếc đò chở hàng lậu, chờ thời cơ để xâm nhập vào địa bàn nội địa Việt Nam.
Thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu là tập kết hàng dọc tuyến biên giới phía Lào, khi đêm xuống xé lẻ hàng vận chuyển qua biên giới, hoặc dùng thuyền chở hàng chạy trên sông và chờ khi thuận lợi là cập vào bờ.
Tại bãi tập kết có đội quân cửu vạn bốc dỡ, tẩu tán hàng và đem giấu tại các nhà dân. Sau khi hàng lậu lọt vào nội địa, các đối tượng buôn lậu có muôn vàn cách để đưa hàng lậu xuôi theo đường 9 về thành phố Đông Hà.
Trên các chuyến xe khách từ Lao Bảo về Đông Hà ngoài thủ đoạn “truyền thống” cất giấu hàng quanh người kiểu “rô bốt”, hiện nay các đối tượng đã gia cố hai bên hông xe, dưới gầm xe, trong sàn xe… để cất hàng lậu.
Theo báo cáo của Cục Hải quan Quảng Trị, trong 6 tháng đầu năm 2016, tình hình buôn lậu trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất phức tạp so với trước đây.
Tính đến ngày hết tháng 6/2016, đơn vị đã tiến hành kiểm tra, bắt giữ 347 vụ vi phạm, trị giá 455 tỷ đồng. Riêng Đội kiểm soát hải quan tỉnh Quảng Trị phát hiện 104 vụ vi phạm pháp luật hải quan, trị giá hơn 3,23 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, còn có 1.440 viên pin con thỏ R6P, 1.5 V, 35 tivi hiệu LG do Việt Nam sản xuất có hiện tượng quay vòng về nội địa với mục đích hưởng hoàn thuế giá trị gia tăng. Các mặt hàng lậu chủ yếu là thuốc lá điếu ngoại, rượu ngoại, đường trắng nước ngoài sản xuất.
Đặc biệt, một số mặt hàng sản xuất tại Việt Nam có giá trị lớn được xuất vào khu kinh tế thương mại đặc biệt Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo qua cổng B để hoàn thuế giá trị gia tăng sau đó quay vòng đưa vào nội địa để rút ruột ngân sách nhà nước như ti vi, đồ điện tử các loại…
Ông Lê Minh Thành, Chi cục trưởng, Chi cục Hải quan Khu thương mại Lao Bảo (Cục Hải quan Quảng Trị) cho biết, mới đây, các lực lượng phát hiện các đối tượng buôn lậu vận chuyển mặt hàng mới là trà sữa Thái Lan không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Cụ thể, ngày 8/8/2016, Tổ Kiểm soát Hải quan của Chi cục đã phối hợp với lực lượng Biên phòng Trạm Kiểm soát Tân Hợp tiến hành kiểm tra ô tô BKS 75C-048.86 do ông Nguyễn Thành Long (địa chỉ 19B/68 Điện Biên Phủ, thành phố Huế) điều khiển.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện trên sàn xe có một số hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, bao gồm: 828 gói trà sữa Thái Lan. Ước tính số hàng hóa trên có giá trị 47,3 triệu đồng.
Qua điều tra ban đầu, ông Long khai nhận số hàng trên không có chứng từ hợp pháp, mua tại chợ Lao Bảo mang về thành phố Huế bán kiếm lời, khi qua cổng B ông đã cố ý không khai báo Hải quan.
Ông Lê Minh Thành cho biết thêm, với mặt hàng trà sữa này đang chịu mức 30% thuế tiêu thụ đặc biệt, 10% thuế GTGT. Đây là mức áp thuế quá cao nên các chủ hàng cố tình không mở tờ khai hải quan để trốn thuế.
Mặt khác, đây là loại trà tổng hợp được pha chế thành một loại kem có chất dinh dưỡng cao đang được thị trường nội địa ưa chuộng nên các chủ buôn đang chuyển hướng kinh doanh sang loại trà sữa này. Hiện tại, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, đây chỉ là những mánh khóe làm ăn kiểu “cò con” của những đối tượng không có nghề nghiệp ổn định nên đành chọn nghề này kiếm thu nhập hàng ngày bởi rất dễ phát hiện.
Vì vậy, theo lực lượng chức năng tại cổng B Khu kinh tế thương mại đặc Bảo Lao Bảo cho biết, những mặt hàng xuất xứ ở nước ngoài có giá trị cao nhưng lại rất gọn nhỏ, không phải gùi cõng, mang vác mà dễ dàng cất vào hành lý để vận chuyển như mỹ phẩm được các đối tượng tìm mọi cách thẩm lậu vào nội địa.
Những mặt hàng như mỹ phẩm, đồ điện tử khi xuất vào khu thương mại sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng. Điều này sẽ tác động xấu cho sản xuất, kinh doanh tại thị trường nội địa, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính.
Tại cổng B trung bình mỗi ngày có từ 300 đến 500 lượt phương tiện ra vào làm thủ tục. Để ngăn chặn hoạt động buôn lậu, lực lượng hải quan đã phải thực hiện công tác tuần tra kiểm soát 2 bên cánh gà cổng B trong phạm vi bán kính 300 m, kiên quyết bắt giữ xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại trên địa bàn diễn biến phức tạp với phương thức thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi.
Mặt khác, địa bàn quản lý rộng lớn, phức tạp với địa hình rừng núi, sông suối, nhiều đường dân sinh, đường nội thị từ khu thương mại vào nội địa nên công tác phòng chống buôn lậu còn gặp rất nhiều khó khăn.
Theo ông Lê Minh Thành, để ngăn chặn nạn buôn lậu, bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu, các đơn vị liên quan cần phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương tổ chức phòng ngừa đấu tranh; đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phòng, chống buôn lậu nơi biên giới.
Đặc biệt, kiên quyết đấu tranh và xử lý đúng pháp luật đối với các chủ đầu nậu buôn lậu lớn. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân không tiếp tay hoặc tham gia buôn lậu, tự nguyện chuyển đổi ngành nghề tạo thu nhập cũng là một trong những giải pháp để hạn chế tình trạng buôn lậu như hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
“Trùm” buôn lậu đường miền tây lĩnh án 10 năm tù giam
14:20' - 11/07/2016
Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã tuyên phạt bị cáo Vi Ngươn Thạnh (còn gọi là “Tỷ Đường”) mức án 10 năm tù giam.
-
Xe & Công nghệ
Chống buôn lậu, hàng giả: Mặt trận không tiếng súng
12:19' - 06/07/2016
Đến thời điểm này, lực lượng chức năng đã xử lý trên 49.500 vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhập lậu, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thu nộp ngân sách trên 240 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.