Định vị lại thị trường nông sản Việt Nam
Ngày 24/5, tại Hà Nội, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn đã phối hợp với Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội thảo: Triển vọng thị trường nông nghiệp Việt Nam 2017.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã cập nhật những dự báo mới nhất cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong 2017 và 2-3 năm tới; đồng thời thảo luận các giải pháp mang tính khả thi để phát triển 3 ngành hàng chủ lực: lúa gạo, thuỷ sản và rau quả.
Theo TS.Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), nông nghiệp Việt Nam có năng lực về cung khá tốt. Mỗi khi có thay đổi nhu cầu thị trường, nhất là khi thị trường xuất khẩu có dấu hiệu hút hàng thì cung trong nước bật lên rất nhanh.
Dù thời gian qua, ngành nông nghiệp đã nỗ lực tái cơ cấu ngành, khơi thông thị trường, cơ cấu lại sản phẩm nông nghiệp và tổ chức lại sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn khá “mỏng manh” với những câu chuyện giải cứu nông sản thời gian qua.
Từ thực tế này đặt ra nhiệm vụ cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách để đưa ra những thông tin chuẩn xác để khơi thông và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng, trong khi thị trường biến động, cần phân tích thấu đáo. Bởi đôi khi giá nông sản sẽ tiềm ẩn bùng lên trong tương lai. Và khi thị trường bùng lên, cần nghĩ tới cách làm mới chứ không nên chạy theo kiểu cũ. Về dài hạn, cần định vị thị trường nông sản Việt Nam để phát triển bền vững, tạo thu nhập tốt hơn cho người nông dân.
Theo TS. Nguyễn Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hiện nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, với công nghệ cao, thay vì chỉ có nhà nước và người nông dân như trước đây. Do vậy, cần phải đẩy mạnh mối quan hệ doanh nghiệp – nông dân hơn nữa.
“Cần tư duy lại cách phát triển nông nghiệp – nông thôn Việt Nam, không chỉ với lúa gạo mà với tất cả các sản phẩm khác: không chạy theo sản lượng và chỉ dựa vào "cặp" nhà nước – nông dân nữa. Phải nhìn nhận vấn đề thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp như thế nào, giải quyết vấn đề sở hữu đất đai, tích tụ, tập trung ruộng đất ra sao...”, ông Thiên nói.
Dự báo của Ipsard cho thấy, năm 2017, ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục đứng trước những khó khăn thách thức chưa giảm hơn so với năm 2016.
Đối với ngành hàng lúa gạo, xuất khẩu của Việt Nam hiện bị cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ và các nước mới tham gia vào xuất khẩu gạo như Campuchia và Myanmar. Đồng thời các nước nhập khẩu gạo truyền thống của Việt Nam cũng áp dụng các chính sách hạn chế nhập khẩu.
Về xu hướng giá, giá thực tế của lúa gạo có xu hướng giảm trong trung hạn.
Để phát triển ngành hàng lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững, Ipsard cho rằng, cần xác định lại cơ cấu thị trường; các vùng chuyên canh; cơ cấu giống; cơ cấu mùa vụ; nghiên cứ phát triển chế biến tinh, chế biến sâu, đa dạng hoá sản phẩm từ lúa gạo.
Đối với ngành thuỷ sản, chính sách bảo hộ toàn cầu và biến đổi khí hậu... sẽ đặt ra thách thức cho ngành này trong cả ngắn và dài hạn. Ngành thuỷ sản cần tập trung hoá giá trị gia tăng trong hoạt động chế biến – kinh doanh và thương hiệu từ các nhà làm chính sách, doanh nghiệp đến nông dân, cộng đồng nghiên cứu...
Đối với ngành rau quả, Ipsard cũng cho rằng, ngành này mặc dù nổi lên thời gian qua nhờ mở rộng xuất khẩu song vẫn phân tán, chưa tổ chức hiệu quả và còn “non nớt” trên thị trường quốc tế. Lợi thế đáng kể của Việt Nam hiện nay là nhu cầu lớn, sự đa dạng của thị trường nội địa, nên cần sự đầu tư mạnh mẽ của khu vực tư nhân, đặc biệt là đầu tư công nghệ cao...
Theo TS. Sergio René Araujo – Ensciso (FAO), tiêu dùng nông sản toàn cầu tiếp tục mở rộng và phát triển theo hướng hàng hóa có giá trị cao hơn. Đồng thời, giá nông sản thực tế có xu hướng giảm nhẹ trong dài hạn...
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, ngành nông nghiệp Việt Nam cần xác định lại động lực chính thúc đẩy đi lên như tăng năng suất, chất lượng và xác định cơ cấu thị trường cho từng ngành hàng.../.
- Từ khóa :
- nông nghiệp
- lúa gạo
- rau quả
- thủy sản
- thị trường
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cơ hội đầu tư vào nông nghiệp hữu cơ tại An Giang
16:56' - 23/05/2017
Ngày 23/5, UBND tỉnh An Giang đã có buổi làm việc với Công ty Hagihara và Raycean của Nhật Bản về việc mở rộng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ và du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
15 tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp
21:54' - 22/05/2017
Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 với 15 tiêu chí.
-
Chuyển động DN
Hàn Quốc tìm cơ hội đầu tư về nông nghiệp tại Hậu Giang
15:28' - 22/05/2017
Ngày 22/5, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hand & Hand (Hàn Quốc) có buổi làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông nghiệp công nghệ cao gắn với an toàn thực phẩm
09:38' - 21/05/2017
Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã có khoảng 72.430 m2 nhà lưới, 11.000 m2 nhà kính để sản xuất rau, hoa cao cấp; 5.000 m2 sản xuất khoai tây giống nuôi cấy mô; ...
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ dự án chế biến sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
17:58' - 20/05/2017
Dự án chế biến sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia có thể được hỗ trợ tới 8 tỷ đồng
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43' - 17/04/2025
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42' - 17/04/2025
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23' - 17/04/2025
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46' - 17/04/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07' - 17/04/2025
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.