Doanh nghiệp có lúc rơi vào thế "cực kỳ khó khăn"!
Ngay từ đầu năm, hiệp hội chế biến thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau (CASEP) đã nhận định, ngành xuất khẩu thủy sản của Cà Mau năm 2015 sẽ gặp nhiều khó khăn và khó có thể tái lập được “kỷ lục” 1,3 tỷ USD của năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2015 giảm bởi tình hình nuôi tôm ở các nước xuất khẩu tôm lớn trên thế giới phục hồi, khiến nguồn cung vượt cầu.
Theo báo cáo của Sở Công Thương, kim ngạch xuất khẩu đạt thấp một phần do vi phạm quy định an toàn thực phẩm bởi nhiễm vi sinh, chất kháng sinh vượt ngưỡng cho phép. Tính từ đầu năm đến ngày 20/11, hàng xuất khẩu bị trả về, tái nhập đến 2.639 tấn, trị giá khoảng 23,41 triệu USD.
Ông Ngô Thành Lĩnh, Tổng Thư ký Hội Chế biến thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau cho biết, việc nhiều lô hàng bị trả về ảnh hưởng lớn đến uy tín, thiệt hại về tài chính. Theo khảo sát, nguyên nhân chính là nhiễm từ vùng nuôi như: con giống, thức ăn, các hoá chất phòng trị bệnh... Đây là yếu tố rủi ro ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.
Theo ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, thời gian tới, sẽ kiểm soát chặt chẽ từ quy trình sản xuất đến chế biến nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn, đặc biệt là dư lượng chất kháng sinh, chất bảo quản và tạp chất nguồn nguyên liệu đầu vào.
Mặt khác, trong chế biến, sẽ chuyển đổi cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng, giảm tỷ lệ các sản phẩm sơ chế. Ðồng thời, đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến để nâng cao năng suất lao động. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo ISO, HACCP, GMP, SSOP… tại 100% các cơ sở chế biến thuỷ sản.
Địa phương tiến đến xây dựng thương hiệu “Tôm Cà Mau” và từng bước phân phối trực tiếp sản phẩm tôm đến các siêu thị tại thị trường quốc tế không qua nhà nhập khẩu trung gian. Phấn đấu thời gian tới, cơ cấu thị trường EU khoảng 17%, thị trường Nhật Bản 20%, Mỹ 20%, còn lại là thị trường Trung Quốc và các thị trường khác.
“Thị trường xuất khẩu tôm luôn biến động và ngày càng khó lường. Doanh nghiệp trong nước đang phải cạnh tranh gay gắt với đối thủ mạnh hơn. Mặt khác, các tranh chấp thương mại đang gia tăng như: kiện chống bán phá giá tôm, chống trợ cấp, các rào cản kỹ thuật với những tiêu chuẩn khắt khe bất hợp lý tại thị trường nhập khẩu lớn…
Trên sân nhà, các doanh nghiệp phải đối mặt với những thử thách: chi phí đầu vào tăng cao, thiếu vốn sản xuất kinh doanh, thiếu hụt nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu chưa được kiểm soát và cạnh tranh đầu vào gay gắt, có lúc rơi vào tình thế cực kỳ khó khăn”, Chủ tịch Hội Chế biến xuất khẩu thuỷ sản tỉnh Cà Mau Ngô Văn Nga cho biết.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2016, xuất khẩu thủy sản dự báo sẽ tăng trưởng trong khó khăn
20:19' - 26/12/2015
Việc giá trị xuất khẩu giảm gần 15% là hồi chuông báo động để ngành thủy sản Việt Nam phải nhìn lại, cùng nhau xây dựng chiến lược toàn diện trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.
-
Chuyển động DN
Việt Nam tiếp tục nằm trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may
18:54' - 21/12/2015
Việt Nam luôn nằm trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may, qua đó cũng tạo cơ hội để tăng thêm nguồn thu và nâng cao nguồn dự trữ ngoại tệ cho đất nước.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu xi măng giảm, tiêu thụ nội địa tăng
16:33' - 15/12/2015
Năm nay giá xuất khẩu xi măng chỉ dao động quanh mốc 37-38 USD/tấn, thấp hơn so với mốc 40-42 USD/tấn của những năm trước và đang tiếp tục chịu nhiều áp lực cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tín hiệu khả quan thu hút đầu tư FDI tại vùng Đông Nam Bộ
10:21'
Từ đầu năm 2025 đến nay, UBND tỉnh Bình Dương đã trao chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư cho 7 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.