Doanh nghiệp dệt may "đau đầu" với áp lực chi phí nhân công
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), một trong những khó khăn hiện nay mà các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt đó là chi phí, tiền lương nhân công. Năm 2016, tiền lương tối thiểu của công nhân dệt may tăng 13%, khiến chi phí đầu vào gia tăng đã tạo áp lực tiêu cực đến toàn ngành.
Năm 2017, dự kiến chi phí nhân công tiếp tục là vấn đề khó khăn khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia nâng mức lương tối thiểu vùng bình quân 7,3% so với năm 2016, việc này đã nhận được không ít ý kiến lo ngại của các doanh nghiệp dệt may.
Lãnh đạo Tổng công ty May 10 cho biết, ngành may mặc và nhiều ngành khác hiện nay trả lương theo sản phẩm, với mức bình quân 7 triệu đồng/người/tháng; trong đó, có khoảng 5% lao động doanh nghiệp phải bù lương vì tay nghề không đáp ứng được yêu cầu. Hiện mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng rất cao (doanh nghiệp phải đóng khoảng 22%). Theo tính toán của công ty, với thay đổi cách tính năm 2017, số tiền đóng bảo hiểm xã hội phát sinh thêm của công ty 22 tỷ đồng so với năm 2016. Trong khi một số nước trong khu vực, như Myanmar đang cạnh tranh với Việt Nam, doanh nghiệp lại không mất phí bảo hiểm xã hội. Từ năm 2018, lương tính đóng bảo hiểm xã hội ngoài lương sẽ còn các khoản phụ cấp, bổ sung, chi phí đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp sẽ rất lớn. Theo ông Phí Việt Trịnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn May Hồ Gươm, tín hiệu từ các đơn hàng từ nay đến cuối năm nhiều, công ty đang hy vọng nhiều đơn hàng lớn. Tuy nhiên, do lượng lao động biến động, giảm đi so với năm ngoái tương đối lớn, dẫn đến mục tiêu tăng trưởng đặt ra của công ty khó hoàn thành, nhưng tính trên năng suất công ty vẫn tăng trưởng từ 10 đến 20%. Ông Trịnh giải thích, lao động ngành may giảm vì đây là lao động phổ thông và hiện tại nền kinh tế đang phát triển tốt nên một số doanh nghiệp khác như ngành điện tử, viễn thông… có điều kiện tương đối tốt so với ngành dệt may nên đã thu hút được nhiều lao động. Như vậy dần dần ngành dệt may dần mất lao động và nếu ngành không tìm cách tăng năng suất và tăng lượng thì việc thu hút lao động ngày càng khó. Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh lương giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI cũng là một vấn đề lớn. Các doanh nghiệp FDI trả lương từ 7-8 triệu người /lao động, trong khi các doanh nghiệp dệt may trong chỉ trong khoảng từ 6,5-7 triệu đồng. Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, Hội đồng tiền lương của Tập đoàn vừa qua đã phê duyệt phương án tăng 13% tiền lương năm 2017. Đây vẫn luôn là vấn đề đau đầu của ngành dệt may trong các năm gần đây. Trong khi đó, phía bên cầu, khách hàng lại đang tạo áp lực về mặt giá thành. Tỷ lệ tăng giá trên sản phẩm rất nhỏ nhưng tỷ lệ giảm giá rất cao, khả năng đối phó của ngành với tình hình phát triển chung đang gặp điểm nghẽn. Với cơ chế chi phí đầu vào tăng như hiện tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành dệt may nếu không có những cơ chế đột phá rất dễ phải đóng cửa./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2017: Tăng mạnh nhưng chưa bền vững
11:17' - 04/07/2017
Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm nay đạt 14,58 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,1% của cùng kỳ năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp diễn ra hội thảo hướng tới phát triển bền vững trong ngành dệt may
09:50' - 23/06/2017
Ngày 13/7/2017 tại VITAS sẽ phối hợp với Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc (KITECH) tổ chức Hội thảo "Sản xuất thông minh hướng tới phát triển bền vững trong ngành dệt may".
-
Doanh nghiệp
Ngành dệt may hướng tới nâng cao kỹ năng cho người lao động
11:04' - 19/06/2017
Các doanh nghiệp thuộc Vinatex mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn về thị trường, tỷ giá, tăng lương tối thiểu… nhưng vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp đối với người lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam và VRG kết nối chuỗi giá trị để tăng trưởng xanh
21:22' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Petrovietnam và VRG đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của hai tập đoàn kinh tế nhà nước để cùng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh.
-
Doanh nghiệp
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1
19:31' - 22/05/2025
Trong thời gian chưa dời đi, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật đối với 5 lĩnh vực: xây dựng, phòng cháy chữa cháy, thuế, đất đai và bảo vệ môi trường.
-
Doanh nghiệp
Vương quốc Anh điều chỉnh danh sách hưởng miễn trừ tự vệ với thép
19:01' - 22/05/2025
Cơ quan Phòng vệ thương mại của Vương quốc Anh (TRA) đã thông báo điều chỉnh danh sách các nước đang phát triển hưởng miễn trừ và thay đổi hạn ngạch thuế quan biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép.
-
Doanh nghiệp
Hàng ngàn vị trí việc làm được tuyển dụng tại các tập đoàn đa quốc gia
18:22' - 22/05/2025
Nhiều doanh nghiệp quốc tế, tập đoàn đa quốc gia như Nestlé Việt Nam, Transcosmos Vietnam, Indomie, Tokio Marine, WooriBank… đăng tuyển hàng trăm vị trí việc làm hấp dẫn.
-
Doanh nghiệp
Cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Người lãnh đạo gần gũi của ngành Dầu khí Việt Nam
18:09' - 22/05/2025
Ngành Dầu khí Việt Nam mãi mãi ghi nhớ hình ảnh một nhà lãnh đạo gần gũi, sâu sát, luôn dành cho lớp lớp cán bộ công nhân viên những tình cảm đặc biệt. Đó chính là cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Doanh nghiệp
BSR sản xuất nhiên liệu đặc chủng cho quân đội góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng
17:50' - 22/05/2025
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tiên phong sản xuất nhiên liệu đặc chủng cho quân đội, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng của đất nước.
-
Doanh nghiệp
Khôi phục chạy tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung từ ngày 25/5
17:49' - 22/05/2025
Sau 5 năm tạm dừng hoạt động do dịch COVID-19, đoàn tàu khách liên vận quốc tế Việt - Trung sẽ chính thức hoạt động trở lại từ ngày 25/5/2025.
-
Doanh nghiệp
Phú Mỹ cung ứng gần nửa triệu tấn phân bón cho vụ Hè Thu
16:25' - 22/05/2025
Phú Mỹ dự kiến đưa ra thị trường gần nửa triệu tấn phân bón, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn cao điểm vụ Hè Thu và mùa mưa.
-
Doanh nghiệp
Người tiêu dùng EU phản đối chính sách phí hành lý của hàng không giá rẻ
15:07' - 22/05/2025
16 tổ chức đại diện cho người tiêu dùng châu Âu mới đây đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có hành động phản đối chính sách phí hành lý của bảy hãng hàng không giá rẻ.