Doanh nghiệp Việt Nam có tận dụng được lợi thế từ AEC?
Đã hơn một năm từ thời điểm Cộng đồng Kinh tế ASEAN (hay còn gọi là AEC) chính thức được hình thành, tạo dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN. Tuy nhiên, nhìn lại hơn một năm thực thi, AEC vẫn chưa tạo ra được nhiều thay đổi đáng kể trong phạm vi nội khối các nước thành viên ASEAN và đặc biệt là Việt Nam.
Bà Phùng Thị Lan Phương, Trưởng nhóm FTA, Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đã chia sẻ với phóng viên BNEWS/TTXVN xoay quanh những trăn trở về khả năng nắm bắt các cơ hội mà AEC sẽ mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
BNEWS: Sau hơn một năm hình thành và phát triển, theo bà, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã có những thay đổi gì đáng kể ?
Bà Phùng Thị Lan Phương: Sau khi AEC được thành lập, rất nhiều người đã kỳ vọng việc hình thành AEC sẽ tạo ra một bước thay đổi đột biến cho các nước ASEAN và các doanh nghiệp Việt Nam cũng vậy.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải thấy rằng AEC hình thành vào ngày 31/12/2015, thì đó chỉ là một dấu mốc do lãnh đạo các quốc gia ASEAN đặt ra, còn thực tế thì AEC đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Rất nhiều hiệp định cơ bản từ AEC như : Thương mại hàng hóa, dịch vụ đầu tư hay lao động đã được thực hiện từ trước và AEC thực chất chỉ là một tiến trình hội nhập giữa các nước ASEAN.
Do đó, trong hơn một năm chính thức hình thành, AEC không có nhiều cam kết mới được đưa ra. Điều này lý giải vì sao AEC cũng không tạo ra sự thay đổi đột biến nào đối với nền kinh tế của các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
BNEWS: Bà có cho rằng AEC chưa đem lại hiệu quả cho các nước thành viên vì phạm vi và mục tiêu của nó quá rộng?
Bà Phùng Thị Lan Phương: Thực tế thì trong AEC có rất nhiều hiệp định và cam kết và các hiệp định, cũng như các cam kết này đều phù hợp với trình độ phát triển rất là khác nhau giữa các quốc gia ASEAN. Ưu điểm của AEC đó là các cam kết rất linh hoạt, không ép buộc các nước phải thực hiện, nó có lộ trình khác nhau dành cho các nước ASEAN khác nhau.
Nhiều cam kết không mang tính ràng buộc do đó các nước có thể tự nguyện tham gia, không tham gia hoặc bao giờ đủ điều kiện thì tham gia.
Tuy nhiên, đây cũng là một nhược điểm của AEC, vì có những hiệp định chỉ một số nước thực hiện mà các nước khác không thực hiện, dẫn đến nhiều nội dung, mục tiêu không được thực hiện thống nhất trong toàn bộ khu vực ASEAN và kết quả là nó làm cho các hiệp định AEC không mang lại hiệu quả cao, chế tài thực thi lỏng.
BNEWS: Vậy đối với Việt Nam thì như thế nào? Nếu nhìn trên số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2016 vừa qua, thì rõ ràng thương mại của Việt Nam sang các nước ASEAN đang có xu hướng sụt giảm so với các năm trước; trong đó, xuất khẩu giảm mạnh hơn so với nhập khẩu?
Bà Phùng Thị Lan Phương: Nhiều người lo lắng khi nhìn vào số liệu kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang ASEAN sau một năm hình thành AEC và cho rằng doanh nghiệp Việt Nam chúng ta dường như chưa tận dụng được các cơ hội và thậm chí còn kém hơn trước khi AEC được thành lập.
Nguyên nhân bao gồm các lý do chủ quan và khách quan. Về nguyên nhân khách quan, đó là tình hình kinh tế thế giới trong năm 2016 còn gặp nhiều khó khăn, kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung của thế giới sụt giảm, không chỉ riêng đối với thị trường Việt Nam.
Riêng tại Việt Nam, do thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra trong năm vừa qua nên sản lượng nông sản xuất khẩu giảm sút, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cũng giảm theo. Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam thì do giá thế giới giảm nên kim ngạch xuất khẩu cũng đi xuống. Đối với các sản phẩm công nghiệp, thì trong năm vừa qua, giá dầu thô giảm rất mạnh nên cũng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Một lý do khác nữa cũng rất quan trọng, đó là trong năm vừa qua, Việt Nam ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định thương mại (FTA) mới. Những hiệp định này giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tạo được nhiều thị trường mới , do đó lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN cũng giảm sút.
BNEWS: Bà có cho rằng việc thiếu thông tin chính xác và toàn diện về AEC là một trong những rào cản lớn nhất khiến các doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng được các cam kết này?
Bà Phùng Thị Lan Phương: Thông tin là chìa khóa thành công trong rất nhiều vấn đề trong đó có việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do, để doanh nghiệp tận dụng được các lợi thế của các hiệp định. Riêng đối với AEC, đầu tiên doanh nghiệp phải nắm được và phải tìm hiểu được về những cam kết đó, sau đó mới có thể biết cách để tận dụng.
Hiện tại, những thông tin về AEC tại Việt Nam còn tương đối hạn chế, do đó việc mà doanh nghiệp thiếu những đầu mối thông tin về AEC và những hướng dẫn cụ thể về AEC chính là một trong những lý do mà doanh nghiệp chưa tận dụng được những ưu thế của AEC.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan trong hiệp định thương mại hàng hóa của ASEAN hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ trên dưới 30%, có nghĩa là 100 sản phẩm xuất khẩu thì chỉ có khoảng 30 sản phẩm tận dụng được ưu đãi thuế quan.
BNEWS: VCCI vừa chính thức ra mắt Cổng thông tin AEC cho doanh nghiệp. Đây được kỳ vọng sẽ là kênh thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường ASEAN. Bà có thể chia sẻ cụ thể hơn nữa về dự án Cổng thông tin AEC này?
Bà Phùng Thị Lan Phương: Cổng thông tin về AEC của VCCI là một trong những hoạt động hỗ trợ AEC dành cho doanh nghiệp. Chúng tôi cũng nhận thấy là việc thiếu thông tin sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới việc tận dụng những lợi ích của AEC đối với doanh nghiệp, do đó chúng tôi đã xây dựng cổng thông tin bao gồm tất cả những nội dung quan trọng của AEC, bao gồm tất cả những hiệp định cơ bản, những chương trình hợp tác trong AEC mà doanh nghiệp chỉ cần vào cổng thông tin đó là có thể tìm hiểu về AEC.
Quan trọng hơn nữa là chúng tôi không chỉ đăng tải đơn giản là đưa văn kiện lên mà ở đó còn có những phân tích, đánh giá và hướng dẫn cho doanh nghiệp. Tại đây, doanh nghiệp không chỉ tìm hiểu được thông tin các hiệp định trong AEC mà còn có thể tìm hiểu được các hiệp định giữa ASEAN và các đối tác khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi và liên hệ trực tiếp tới Trung tâm WTO và Hội nhập của VCCI để được tư vấn trực tiếp về tất cả nội dung liên quan tới AEC, để có thể làm thế nào tận dụng được tốt nhất những cơ hội từ cộng đồng này.
BNEWS: Xin cám ơn bà !
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh
20:38' - 28/01/2017
Năm 2017, ngành công thương TP. Hà Nội đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu từ 4- 5% so với năm 2016. Để thực hiện mục tiêu này, các doanh nghiệp phải biết tận dụng lợi thế mà các FTA mang lại.
-
DN cần biết
Chủ động và nhìn rộng hơn để hội nhập
14:44' - 03/01/2017
Sau 1 năm AEC chính thức có hiệu lực, với 9 thị trường trong khối ASEAN được tháo bỏ rào cản thuế quan đã mở ra cơ hội xuất khẩu to lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một năm chưa nhiều dấu ấn của Cộng đồng kinh tế ASEAN
12:01' - 28/12/2016
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đi qua một năm với không nhiều dấu ấn đậm nét. Điều quan trọng là tuy bình lặng nhưng AEC vẫn là động lực để Việt Nam tiếp tục đổi mới, thích ứng và đi lên.
-
Kinh tế Thế giới
Kỳ vọng vào APEC 2017 tại Việt Nam
07:02' - 10/12/2016
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2017 là một ưu tiên của đối ngoại Việt Nam nhằm triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương.
-
DN cần biết
Chìa khóa mở rộng cơ hội xuất khẩu sang thị trường ASEAN
06:31' - 09/12/2016
Nhiều ý kiến cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ Công Thương cần có giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong thanh toán xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Cộng đồng doanh nghiệp Asean cần tạo động lực mới cho phát triển
12:36' - 08/12/2016
Thực hiện tầm nhìn 2025, Việt Nam cũng đang cùng các nước Asean quyết tâm củng cố nhằm xây dựng 1 cộng đồng Asean thực sự hướng đến người dân
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chủ tịch ECB: EU cần tránh chiến tranh thương mại với Mỹ
07:00' - 29/11/2024
Chủ tịch ECB cho biết hợp tác tốt hơn so với chiến lược trả đũa thuần túy, vốn có thể dẫn đến quá trình ăn miếng trả miếng mà không bên nào thực sự là người chiến thắng.
-
Ý kiến và Bình luận
JPMorgan: Các thị trường mới nổi đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2025
08:11' - 28/11/2024
Theo JPMorgan, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi bị kẹt giữa hai “gã khổng lồ” Trung Quốc và Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico trong năm 2025
08:11' - 27/11/2024
Dự báo về sức tăng GDP năm 2025 được điều chỉnh giảm do Mexico sẽ phải đối mặt với các tác động kinh tế từ các chính sách thuế trên của Tổng thống đắc cử Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Tác động kéo dài của COVID-19 đối với tim mạch
06:00' - 27/11/2024
Một người từng mắc COVID-19 sẽ tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các triệu chứng tim mạch nghiêm trọng trong vòng 3 năm sau khi khỏi bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
Cảnh báo tác động tiêu cực của chính sách thời D. Trump tới kinh tế Nhật Bản
16:19' - 26/11/2024
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo về tác động tiêu cực tiềm tàng của các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ tới đây của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
-
Ý kiến và Bình luận
Australia đề xuất ưu đãi thuế cho các khoáng sản quan trọng
07:30' - 26/11/2024
Dự luật này sẽ mang lại cho các nhà đầu tư sự rõ ràng và chắc chắn để đầu tư vào tiềm năng của Australia.
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Thương mại toàn cầu có thể tăng 14 điểm phần trăm nhờ AI
22:01' - 25/11/2024
Theo WTO, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.
-
Ý kiến và Bình luận
Loại bỏ cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vật liệu xây dựng
19:12' - 25/11/2024
Thông tư 10 đã đưa ra những giải pháp để phân loại, phân nhóm chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng, đảm bảo công trình và cuộc sống người dân sử dụng vật liệu an toàn và chất lượng.
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48' - 25/11/2024
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.