Đối thoại chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Ngày 11/4, tại Hà Nội, Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động đã tổ chức Đối thoại chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động năm 2018 nhằm bàn thảo về các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và ý kiến đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật.
Cuộc đối thoại là một diễn đàn mở để các bên có liên quan bao gồm các đơn vị quản lý nhà nước, đại diện người lao động và sử dụng lao động đóng góp và trao đổi ý kiến trong việc thực thi và hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Bên cạnh đó, đối thoại sẽ góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các bên tham gia và nâng cao hiểu biết về pháp luật an toàn vệ sinh lao động.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng cho biết, thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hơn, việc đối thoại định kỳ về chính sách an toàn, vệ sinh lao động là hết sức cần thiết, nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, các cơ quan nhà nước. Đối thoại cũng là cơ hội để kịp thời góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật phù hợp với thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.
Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trên thế giới, mỗi ngày có khoảng 6.400 người chết do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 680.000 người bị thương khi làm việc. Gánh nặng do thương tích, ốm đau, tử vong dẫn đến những thiệt hại nặng nề về tâm lý, con người và kinh tế, đặt ra nhu cầu bức thiết về việc đầu tư thỏa đáng vào công tác an toàn vệ sinh lao động ở cấp quốc tế, quốc gia và cấp doanh nghiệp. Ở Việt Nam, hiện có hơn 1 triệu lao động trẻ bước chân vào thị trường lao động mỗi năm; trong đó lao động ở độ tuổi 15-24 chiếm 15% tổng lực lượng lao động cả nước. Lao động trẻ có tỉ lệ tai nạn lao động cao hơn 40% so với nhóm lao động lớn tuổi hơn.
Ông Chang Hee Lee, Giám đốc Văn phòng ILO Hà Nội cho hay, người lao động trẻ thường thiếu kinh nghiệm làm việc, thiếu việc tập huấn cũng như thiếu những nhận thức về mối nguy hiểm tại nơi làm việc. Chính vì thế, đó là những lý do khiến họ dễ bị tai nạn lao động cao hơn tại nơi làm việc.
Để giúp người lao động trẻ nhận thức được những rủi ro và khả năng tự bảo vệ mình, theo ông Lee, việc giáo dục về mối nguy hiểm và rủi ro cũng như quyền lợi của người lao động tại nơi làm việc nên được bắt đầu tai các trường học, thông qua các chương trình đào tạo nghề… Doanh nghiệp cần được ý thức hơn về những tai nạn lao động dễ gặp tại nơi làm việc. Việc cải thiện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động trẻ chỉ có thể được thực hiện thông qua những nỗ lực tập thể từ nhiều phía như các cơ quan quản lý nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức dân sự và đặc biệt là những người lao động trẻ …
Kiến nghị về một số điều khoản cụ thể trong Luật An toàn, vệ sinh lao động, bà Đào Thị Thu Huyền, thành viên Ủy ban lao động, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đều thực hiện rất đúng và đầy đủ quy định về an toàn lao động, từ phòng ngừa đến khi xảy ra chúng tôi đều có Ủy ban lao động để giúp đỡ cho người lao động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam đầu tư hầu hết là trong ngành công nghiệp nhẹ, rất ít các công việc nặng nhọc độc hại dẫn đến tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, có một số công việc trong hệ thống luật của Việt Nam đang quy định phạm trù rất chung chung.
“Ví dụ như về độ ồn, bụi, vô hình chung lại quy vào công việc nặng nhọc độc hại. Chúng tôi mong Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định rõ hơn mức giới hạn cho phép của mỗi ngành nghề, điều kiện đi kèm khi có trang thiết bị bảo hộ lao động", bà Huyền nói.
Về quy định khi điều trị bệnh thì thế nào là điều trị ổn định, bà Huyền cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản mong có hướng dẫn của Bộ Y tế để doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện hơn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Quang, đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã Hội tỉnh Đồng Nai cho hay, trên thực tế, công tác huấn luyện hiện nay tại các doanh nghiệp được thực hiện khá lộn xộn. Một số doanh nghiệp chỉ tổ chức huấn luyện diễn ra trong 30 phút đến 1 tiếng, liệu chất lượng có được đảm bảo? Vì vậy, phía sở đề nghị việc huấn luyện lao động giao cho doanh nghiệp phải đảm bảo quản lý ra sao?
Đối với vấn đề này, đại diện của Cục An toàn Lao động cho biết, quy định của pháp luật đã có, điều kiện để doanh nghiệp tổ chức một khóa huấn luyện với người lao động phải có giảng viên đáp ứng đủ điều kiện của pháp luật; có chương trình tài liệu đáp ứng đúng điều kiện; thực hiện huấn luyện và bảo đảm thực hành tại đơn vị. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm, địa phương phải có trách nhiệm xử lý nghiêm để doanh nghiêp đó rút kinh nghiệm. Thêm nữa, việc tự tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức là tự tổ chức huấn luyện nếu có giảng viên hoặc là thuê tổ chức huấn luyện./.
Tin liên quan
-
Đời sống
Người kỹ sư say mê lao động sáng tạo
08:15' - 06/04/2018
Xuất phát từ thực tế công việc, anh Quý đã tìm tòi, nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống thang nâng bằng thủy lực vào tháng 11/2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định về công tác cán bộ tại Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
20:37' - 26/03/2018
Chiều 26/3, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Bến Tre có nhu cầu tuyển dụng hơn 10.000 lao động
08:11' - 25/03/2018
Hiện nay, các công ty tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre có nhu cầu tuyển dụng hơn 10.000 lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
13:41'
Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong, lộ trình đến năm 2026, Đồng Tháp sẽ tinh giản 3.040/32.075 biên chế (cả khối Đảng và chính quyền), đạt 9,48%.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát động cuộc thi “Đổi mới vì Tương lai dân số châu Á”
13:24'
“Đổi mới vì Tương lai dân số Châu Á” được tổ chức trong bối cảnh già hóa dân số ở khu vực Châu Á đang có xu hướng ngày càng tăng.
-
Kinh tế & Xã hội
Lễ diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Thời gian, địa điểm, lịch trực tiếp
12:53'
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
-
Kinh tế & Xã hội
Dự kiến ngày 1/7, kết thúc hoạt động của cấp huyện, chuyển sang mô hình chính quyền 2 cấp
11:03'
Bộ Nội vụ đang tập trung sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm giải quyết vướng mắc liên quan; phân định thẩm quyền, triển khai các công việc để khi tổ chức hành chính mới đi vào vận hành.
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy nhà dân lúc nửa đêm, một người tử vong
10:18'
Ngày 3/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan Công an đang điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ cháy xảy ra tại nhà dân ở phường Thanh Trì, Hoàng Mai (Hà Nội), khiến một người tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm: Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ
07:53'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 3/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4, sáng mai 4/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Thủ tướng Thái Lan thăm gia đình công nhân của vụ sập tòa nhà 30 tầng
21:42' - 02/04/2025
Các nguồn tin cho biết tính đến nay vẫn còn 72 công nhân đang mất tích và đã có thêm một thi thể được tìm thấy vào đêm muộn 1/4.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Chính quyền quân sự phân bổ khoảng 240 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ
21:25' - 02/04/2025
Người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết chính phủ nước này sẽ phân bổ 500 tỷ kyat (gần 240 triệu USD) cho các nỗ lực cứu trợ và phục hồi sau động đất.