Đón nguồn năng lượng nhập khẩu từ Lào (Bài 3)
Đón nguồn năng lượng nhập khẩu từ Lào
Bài 3: Quyết tâm đóng điện trước 31/3/2016
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) Đặng Phan Tường cho rằng: “Từ nay đến tháng 3/2016, thời gian còn lại không nhiều, khối lượng công việc còn phải thực hiện không nhỏ. Để đảm bảo đưa vào vận hành các dự án liên kết lưới điện truyền tải Việt Nam – Lào đúng tiến độ, tất cả các đơn vị xây lắp cần tập trung lực lượng thực hiện tốt công tác bồi thường thi công.”
“Bên cạnh đó, bố trí đủ nhân lực, thiết bị, lập tiến độ chi tiết đối với từng hạng mục đang thi công để đảm bảo hoàn thành toàn bộ khối lượng còn lại đúng kế hoạch. Đặc biệt không vì tiến độ gấp mà để ảnh hưởng đến chất lượng”, ông Đặng Phan Tường đề nghị.
Đối với Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung, theo ông Đặng Phan Tường, cần kiểm soát chặt chẽ và đôn đốc kịp thời tiến độ cung cấp vật tư thiết bị, không để ảnh hưởng tiến độ thi công. Đặc biệt phối hợp tốt hơn nữa với chính quyền địa phương và Hội đồng bồi thường các huyện, thành phố nhằm kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng.
Về phía chính quyền địa phương các tỉnh Gia Lai và Kon Tum, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đề nghị bàn giao toàn bộ hành lang kéo dây chậm nhất trong tháng 2 tới và giải quyết xong các tồn tại của công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong tháng 3/2016.
Theo ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung, ngay từ khi triển khai các dự án, Chính phủ đã có công điện gửi chính quyền các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và EVNNPT chỉ đạo trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và làm các thủ tục liên quan đến kế hoạch sử dụng đất.
Vì vậy, các địa phương đã tạo điều kiện song song với tiến hành kê kiểm là hoàn thiện thủ tục, tạm thời tiến hành áp giá thỏa thuận, vận động người dân bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
“Cùng với việc điều độ hàng quý, hàng tháng, EVN và EVNNPT còn tạo điều kiện ứng vốn cho nhà thầu thi công trong khi chưa huy động được vốn. Mặc dù công tác triển khai chậm nhưng với thời gian thi công khoảng 7 tháng, vừa thi công, vừa tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng, vừa mua sắm vật tư thiết bị nhưng đến thời điểm này, tiến độ đóng điện trong tháng 3 là thực hiện được”, ông Tuyển cho biết.
Hiện 20% khối lượng thi công còn lại chủ yếu là hành lang tuyến để kéo dây đường dây 220kV Xekaman 1 (Hatxan) - Pleiku 2. Vì vậy Ban Quản lý dự án đã làm việc với chính quyền 7 huyện, thành phố của Gia Lai và Kon Tum, thành lập các tổ công tác vận động người dân sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Ngoài việc bố trí lãnh đạo, cán bộ chuyên môn thường trực trên công trường đôn đốc, giám sát thi công đồng loạt trên toàn tuyến, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung đang yêu cầu các nhà thầu xây lắp bố trí đầy đủ nhân lực, vật tư, phương tiện máy móc thiết bị thi công trên công trường.
Đồng thời, tranh thủ thời tiết, thời gian (kể cả ngày nghỉ và trong dịp tết Âm lịch Bính Thân 2016, chủ động phối hợp cùng Ban Quản lý và chính quyền địa phương các cấp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Từ đó, kịp thời phản ánh những vướng mắc khó khăn để các bên cùng tham gia tháo gỡ.
Riêng Tổng công ty Sông Đà và đơn vị trực tiếp là Công ty TNHH Điện Xekaman 1 có trách nhiệm kịp thời thông báo tiến độ phát điện cập nhật của tổ máy số 1 NMTĐ Xekaman 1 cho Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung và hoàn thành đường dây 220kV từ nhà máy thủy điện Xekaman 1 đến biên giới Lào - Việt Nam trong tháng 3/2016 để đồng bộ với đường dây 220kV Xekaman1 - Pleiku 2 trên lãnh thổ Việt Nam.
Về phía Công ty cổ phần TVXD điện 4 sẽ cử cán bộ giám sát tác giả có mặt thường xuyên tại hiện trường để xử lý các vướng mắc phát sinh, đảm bảo cho nhà thầu xây lắp thi công đúng tiến độ.
Đây là giai đoạn các đơn vị cần phải tập trung để thi công nước rút, vì vậy, Ban Quản lý dự án cũng đề nghị chính quyền các địa phương có tuyến đường dây đi qua tích cực vận động các hộ dân thực hiện đúng chế độ chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng của Nhà nước.
Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng các hộ dân không chấp hành thì chính quyền địa phương cần cương quyết bảo vệ thi công hoặc cưỡng chế, đảm bảo tiến độ đóng điện các dự án trước ngày 31/3/2016./.
Xem thêm:
- Đón nguồn năng lượng nhập khẩu từ Lào: Bài 1: Đầu tư hệ thống truyền tải điện liên kết Việt Nam-Lào
- Đón nguồn năng lượng nhập khẩu từ Lào: Bài 2: Hơn 1000 công nhân Truyền tải điện Gia Lai ăn Tết tại công trường
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Đón nguồn năng lượng nhập khẩu từ Lào (Bài 3)
14:31' - 30/01/2016
EVNNPT đảm bảo tiến độ đóng điện các dự án trước ngày 31/3/2016.
-
Phân tích doanh nghiệp
Đón nguồn năng lượng nhập khẩu từ Lào (Bài 2)
14:16' - 30/01/2016
Hơn 1000 cán bộ công nhân sẽ ở lại làm việc trong những ngày Tết cổ truyền Bính Thân này để đảm bảo tiến độ hoàn thành các dự án đón nguồn năng lượng nhập khẩu từ Lào theo kế hoạch là trước 31/3/2016.
-
Phân tích doanh nghiệp
Đón nguồn năng lượng nhập khẩu từ Lào (Bài 1)
20:59' - 29/01/2016
Trong năm 2016, khu vực Tây Nguyên sẽ tiếp nhận nguồn thủy điện nhập khẩu từ nhà máy thủy điện (NMTĐ) Xekaman 1 tại Nam Lào đến trạm biến áp (TBA) 500kV Pleiku 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Các dự án cụm Pleiku 2 sẽ về đích cuối tháng 3/2016
19:23' - 26/01/2016
Mục tiêu đặt ra trong đợt thi đua này là hoàn thành khối lượng công việc còn lại của cụm dự án quan trọng này, đảm bảo tiến độ đóng điện cuối tháng 3/2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.