Drew Gilpin Faust: Nữ hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard
Xuất hiện trong buổi thuyết giảng tại TP.HCM hôm 23/3, giáo sư Drew Gilpin Faust thực sự khiến người đối diện cảm phục trước kiến thức uyên thâm với phong thái đĩnh đạc của bà, và tất nhiên, cũng không khỏi tò mò về cuộc đời của người phụ nữ đặc biệt này.
Sinh trưởng trong một gia đình truyền thống ở hạt Clarke, bang Virginia, Drew Gilpin Faust từng thẳng thừng đả kích "cộng đồng cô lập chủng tộc", môi trường mà bà và 3 người anh đã lớn lên…
Từ “cô bé nổi loạn” tới bậc thầy nâng bước các thiên tài
Nhưng có lẽ vì thế mà cá tính của Faust định hình từ sớm, dù thời ấy bà bị cộp mác là "đứa con gái nổi loạn", dám bỏ thi học kì để tham gia vào cuộc biểu tình đòi quyền công dân vào những năm 1960.
Drew Gilpin Faust, 69 tuổi, cũng từng kể về "những cuộc đối đầu dai dẳng" với mẹ ruột "về cái mà bà thường gọi là sự nữ tính".
Mẹ bà, Catharine, từng nhiều lần cố gắng dặn dò con gái: "Thế giới này thuộc về đàn ông, con yêu ạ, và con hiểu được điều này sớm chừng nào thì tốt chừng ấy".Ngược lại, Faust kiên trì với quan điểm sống của mình và chỉ coi lời nói của mẹ là "những lời cay đắng thốt lên từ người phụ nữ thuộc thế hệ không có sự lựa chọn. Đó không phải là thế giới của tôi".
Bà rời khỏi nhà từ sớm để theo học tại Học viện Concord, sau đó là một trường trung học dành cho nữ sinh ở Massachusetts, trước khi tới Bryn Mawr, một trường cao đẳng nữ nổi tiếng với việc đào tạo các nhà lãnh đạo tương lai. Đây được xem là khoảng thời gian mang tính bước ngoặt đối với Faust.
Tiến sĩ Mary Maples Dunn, người từng trực tiếp giảng dạy Faust tại Bryn Mawr từng chia sẻ: "Tôi nghĩ môi trường đó mang lại cho những cô gái trẻ cảm giác tốt về bản thân và khuyến khích họ phát triển các ý tưởng rồi trình bày chúng một cách tự tin. Đó là trải nghiệm vô giá trong thế giới vẫn coi phụ nữ là công dân hạng hai".
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1968, Drew Gilpin Faust hoàn thành việc lấy bằng thạc sĩ năm 1971 và tiến sĩ năm 1975 tại Đại học Pennsylvania, chuyên ngành Nền văn minh Mỹ.
Bà có 25 năm giảng dạy tại ngôi trường này, nơi bà gặp và tái hôn với giáo sư sử học hàng đầu về y học Mỹ, Charles Rosenberg. Họ có với nhau cô con gái Jessica, người sau này tốt nghiệp Harvard và hiện làm việc tại tờ báo The New Yorker. Faust còn có một con gái riêng - Leah - với người chồng đầu tiên, Stephen Faust.
Người truyền cảm hứng với tư duy “chỗ đậu xe tốt”
Một người bạn của Faust, giáo sư luật tại Đại học Harvard Elizabeth Warren, cho biết: "Bà ấy vốn được nuôi dạy để làm vợ của một người đàn ông giàu có. Thay vào đó, bà ấy trở thành hiệu trưởng của ngôi trường danh giá nhất hành tinh".
Quả thật, sau hàng chục năm nỗ lực của bản thân, kết hợp với những thay đổi trong nền giáo dục Mỹ nói chung, cộng thêm việc người lãnh đạo tiền nhiệm của Harvard xin từ chức vì quá áp lực, Drew Gilpin Faust chính thức trở thành nữ hiệu trưởng của ngôi trường hội tụ toàn nhân tài thế giới, lần đầu tiên trong lịch sử kéo dài 381 năm.
Faust luôn khiến mọi người nể phục và cảm thấy được truyền cảm hứng bởi quá trình cống hiến bền bỉ và những phát ngôn mạnh mẽ của mình. Bà tuyên bố với mọi người: "Tôi không phải là một nữ hiệu trưởng. Tôi là hiệu trưởng trường Harvard".
Bà cũng từng động viên mọi người dám thử thách chính bản thân với câu chuyện “chỗ đậu xe tốt” của cuộc đời.
“Đừng đỗ xe cách nơi bạn muốn đến tới 6 tòa nhà vì sợ không thể tìm được chỗ đậu tốt hơn. Cứ đi tới những nơi bạn muốn tới, nếu không được bạn vẫn có thể quay lại".
Xếp thứ 39 trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới của Forbes năm 2016, có thể nói Drew Gilpin Faust không chỉ lãnh đạo ngôi trường giúp ươm mầm những tài năng của thế giới trong tương lai mà còn là nguồn động lực đối với nhiều người ở cả trong và ngoài Harvard, đặc biệt là phụ nữ.
“Nữ tướng” với nhiều cải tổ
Trước khi trở thành nữ hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard vào tháng 7/2007, Drew Gilpin Faust cũng từng là nữ trưởng khoa đầu tiên của Viện Nghiên cứu cấp cao Radcliffe (thuộc Harvard) năm 2001, nơi bà thực hiện hàng loạt cải tổ, biến đây từ một trường học thành viện nghiên cứu chuyên sâu và đa dạng, được đánh giá là một trong những trung tâm hàng đầu tại Mỹ về học thuật và sáng tạo.
Tin liên quan
-
Đời sống
Ca sĩ Thanh Lam đau lòng khi 'Màu hoa đỏ' bị 'gỡ bỏ'
09:54' - 25/03/2017
Cách đây ít phút, trên facebook cá nhân, ca sĩ Thanh Lam đã bày tỏ những tâm sự của cô liên quan đến việc bài hát Màu hoa đỏ của nhạc sĩ Thuận Yến vừa bị Sở VHTTDL Tiền Giang "cấm hát".
-
Đời sống
Chàng thanh niên khởi nghiệp từ đam mê kinh doanh lan rừng
08:21' - 25/03/2017
Phùng Văn Hùng, chàng trai sinh năm 1992 từ Gia Lai lên đất Kon Tum khởi nghiệp bằng chính niềm đam mê lan rừng đã gặt hái được những thành công bước đầu.
-
Đời sống
Tắt đèn giúp giảm tình trạng ô nhiễm ánh sáng
06:39' - 25/03/2017
Nhịp sinh học giúp điều tiết hormon và các chức năng khác của cơ thể con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi phải tiếp xúc với lượng ánh sáng quá mức về đêm.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Hàn Quốc: Số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng tăng tới hơn 80%
21:24' - 07/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn báo cáo của KDCA cho biết, tính đến ngày 6/7, đã có 875 người mắc bệnh do nắng nóng, tăng 83,2% so với số liệu tương ứng của cùng kỳ năm ngoái.
-
Đời sống
Câu chuyện điện ảnh: Khủng long gầm vang Bắc Mỹ
16:53' - 07/07/2025
Theo thống kê từ Comscore, “Jurassic World: Rebirth” đã thu về 91,5 triệu USD chỉ trong 3 ngày cuối tuần qua, chiếm lĩnh vị trí quán quân phòng vé một cách thuyết phục.
-
Đời sống
Hậu "drama" Làng Háo Hức: Phụ huynh nên cho con đi chơi hè thế nào để an toàn và ý nghĩa?
16:36' - 07/07/2025
Sau lùm xùm Làng Háo Hức, nhiều phụ huynh hoang mang không biết có nên tiếp tục cho con đi chơi hè hay không. Vậy lựa chọn hoạt động nào để con vừa vui, vừa an toàn, tránh những trải nghiệm tồi tệ?
-
Đời sống
Cảnh báo chứng lác mắt ở giới trẻ do sử dụng thiết bị điện tử
16:08' - 07/07/2025
Theo các chuyên gia Nhật Bản, việc sử dụng điện thoại thông minh cũng như các thiết bị điện tử trong thời gian dài ngoài việc gây cận thị thì còn có thể gây thêm chứng lác mắt.
-
Đời sống
Vé máy bay Hà Nội – Phú Quốc khứ hồi tuần từ 7/7-13/7/2025
14:36' - 07/07/2025
Trong tuần từ 7/7-13/7/2025, giá vé máy bay khứ hồi giữa Hà Nội và Phú Quốc vẫn đang neo ở mức khá cao.
-
Đời sống
Sôi động lễ Thất tịch ở Nhật Bản
12:28' - 07/07/2025
Lễ hội Tanabata hay “Lễ hội Sao”, “Lễ hội Thất tịch” là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất tại Nhật Bản, thường diễn ra vào ngày lễ Thất tịch vào ngày 7/7 hằng năm.
-
Đời sống
Vé máy bay Hà Nội - Nha Trang khứ hồi tuần 7/7-13/7/2025
12:00' - 07/07/2025
Trong tuần từ 7/7-13/7/2025, giá vé máy bay khứ hồi giữa Hà Nội và Nha Trang vẫn đang ở mức cao do đang trong mùa cao điểm Hè.
-
Đời sống
Vé máy bay Hà Nội – Đà Nẵng khứ hồi tuần từ 7/7-13/7/2025
10:33' - 07/07/2025
Trong tuần từ 7/7-13/7/2025, giá vé máy bay khứ hồi giữa Hà Nội và Đà Nẵng ghi nhận xu hướng ổn định.
-
Đời sống
Vé máy bay Hà Nội – TPHCM khứ hồi tuần từ 7/7-13/7/2025
10:21' - 07/07/2025
Trong tuần từ 7/7-13/7/2025, giá vé máy bay khứ hồi giữa Hà Nội và TP.HCM ghi nhận xu hướng ổn định.