Dự báo năm 2017: Năm "giận dữ" của người dân châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tạp chí The Spectator của Anh vừa có bài bình luận cho rằng giới chính trị gia cầm quyền ở châu Âu vốn chủ trương ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) đang có lý do để lo ngại về các cuộc bầu cử dự kiến được tổ chức tại 4 nước sáng lập Liên minh châu Âu (EU) - Hà Lan, Pháp, Đức, Italy, trong năm nay giữa bối cảnh các lực lượng dân túy hoài nghi châu Âu đang trỗi dậy và "bóng ma" khủng hoảng tài chính vẫn ám ảnh châu Âu.
Làn sóng di cư ồ ạt cũng là một chủ đề gai góc trong EU bởi gần như tất cả các thành viên trong khối này đã từ bỏ quyền kiểm soát các đường biên giới của mình khi ký Hiệp định Schengen.
Những cử tri không hài lòng với tình hình hiện tại thường quay sang kỳ vọng vào các đảng dân túy mới. Vì vậy, các cuộc bầu cử ở châu Âu trong năm nay sẽ là những "trận chiến" quyết liệt. Có thể nhận thấy rõ vấn đề trên ở Hà Lan khi người dân nước này sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 15/3 tới. Cuộc bầu cử này được cho sẽ là cuộc chiến giữa đảng Tự do của chính trị gia Geert Wilders và các chính đảng còn lại. Đảng của ông Wilders có xu hướng muốn rời EU, đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận với mức dẫn điểm thường lên tới hai con số.
Tại Pháp, theo giới phân tích, nữ chính trị gia Marine Le Pen (Ma-rin Lơ Panh) của đảng Mặt trận Quốc gia Pháp có thể sẽ lọt vào vòng hai trong cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 4 tới, trở thành đối thủ cạnh tranh lớn với cựu Thủ tướng François Fillon trong cuộc đua vào Điện Elysse.
Một phần trong chiến lược của bà Le Pen là thu hút thêm sự ủng hộ của các cử tri nữ và những người làm trong khu vực công sau khi đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của giới cử tri thuộc tầng lớp lao động.
Bà Le Pen chủ trương khơi dậy những bản năng mang tính bảo hộ chủ nghĩa cũng như vận động chống Hồi giáo cực đoan và vấn đề nhập cư, trong khi ông Fillon chủ trương bảo vệ các quan điểm kinh tế cánh hữu và chủ nghĩa xã hội Thiên chúa giáo.
Cuộc bầu cử nhiều khả năng tác động đến EU nhiều nhất sẽ là cuộc bầu cử ở Italy. Thất bại của cựu Thủ tướng Matteo Renzi trong cuộc trưng cầu ý dân về cải cách Hiến pháp gần đây đã cho thấy mức độ giận dữ của cử tri Italy. Nếu làm phép so sánh, miền Nam của Italy hiện nghèo hơn Ba Lan, trong khi khu vực sản xuất ở miền Bắc Italy đang phải vật lộn nhằm cạnh tranh bởi đồng euro mất giá làm gia tăng chi phí sản xuất.
Tăng trưởng kinh tế Italy vẫn "giậm chân tại chỗ" trong vòng 15 năm qua. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo phải đến giữa thập niên tới quốc gia Nam Âu mới có thể quay lại mức đỉnh cao trước khủng hoảng – sau hai thập kỷ thất bại.
Điều khiến Italy khác với các quốc gia khác là ở chỗ nước này không chỉ có duy nhất, mà có hai chính đảng đối lập chủ chốt phản đối đồng euro và một đảng thứ ba đang ngày càng có xu hướng như vậy. Xét rộng ra, nếu một chính phủ phản đối đồng tiền chung lên nắm quyền ở Italy sẽ là một cú sốc đối với EU thậm chí còn lớn hơn cả sự kiện Brexit.
Cuộc bầu cử ở Đức hứa hẹn sẽ không có nhiều kịch tính khi Thủ tướng Angela Merkel cho đến nay vẫn là chính trị gia quyền lực nhất ở châu Âu với tỷ lệ ủng hộ lên tới 57%. Điều này cho thấy bà là một ứng cử viên triển vọng để có thể giành được một nhiệm kỳ thủ tướng tiếp theo, cho dù đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD), đảng phản đối mạnh mẽ nhất trước cách giải quyết của bà Merkel đối với cuộc khủng hoảng người di cư, sẽ có thể lần đầu tiên giành được ghế trong Hạ viện./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo năm 2017: Rủi ro cho các sản phẩm công nghệ tiêu dùng
14:16' - 04/01/2017
Bất ổn chính trị và đồng USD tăng giá là những yếu tố khiến năm 2017 có thể là năm không mấy thuận lợi đối với các sản phẩm công nghệ tiêu dùng trên toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo năm 2017: Nước Anh trước 5 vấn đề nổi cộm
10:04' - 04/01/2017
Giới phân tích vừa đưa ra dự báo 5 vấn đề thời sự của nước Anh trong năm 2017.
-
Kinh tế & Xã hội
Mách nhỏ cách viết thư quốc tế UPU 46 năm 2017: Nếu bạn là cố vấn Tổng thư ký LHQ
09:55' - 04/01/2017
Dưới đây là một vài mẹo nhỏ về cách viết thư quốc tế UPU 46 năm 2017.
-
Chứng khoán
Chứng khoán thế giới tăng điểm trong phiên giao dịch đầu năm 2017
08:14' - 04/01/2017
Trong phiên giao dịch ngày 3/1, hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới đều tăng điểm sau một loạt số liệu khá tích cực về kinh tế Mỹ và các nước châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Mỹ dự kiến ký thỏa thuận thương mại trong tuần này
18:24'
Thỏa thuận dự kiến bao gồm hạn ngạch thuế quan cho phép ô tô và thép xuất khẩu của Anh không phải chịu toàn bộ mức thuế quan bổ sung 25% ông Trump công bố hồi tháng Hai và tháng Ba.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Kazakhstan
16:32'
Ngày 7/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít được tổ chức tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Astana, Kazakhstan.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động M&A thấp nhất trong 20 năm
15:22'
Số lượng hợp đồng M&A trên toàn thế giới trong tháng 4/2025 chỉ đạt 2.330 thương vụ, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2005 và cũng thấp hơn 34% so với mức trung bình hàng tháng lịch sử.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam xác định Italy là một trong những thị trường trọng điểm tại châu Âu
15:03'
Tại chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam – Italy, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh, Việt Nam xác định Italy là một trong những thị trường trọng điểm tại châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể công bố thỏa thuận thương mại với 17 đối tác lớn trong tuần này
14:46'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể công bố các thỏa thuận thương mại với một số đối tác lớn nhất của Mỹ ngay trong tuần này, nhưng không cho biết chi tiết về các quốc gia liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
EU: Mỹ có thể thu hơn 100 tỷ USD từ mở rộng thuế nhập khẩu
12:55'
Theo trưởng đoàn đàm phán thương mại EU, Mỹ có thể thu hơn 100 tỷ USD từ thuế nhập khẩu nếu các cuộc điều tra mới của Nhà Trắng về một số mặt hàng như dược phẩm sẽ dẫn đến việc áp thêm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Lập trường của Trung Quốc trước thềm đối thoại kinh tế cấp cao với Mỹ
12:46'
Ngày 7/5, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra bình luận quan trọng, làm rõ lập trường của Bắc Kinh trước thềm cuộc đối thoại kinh tế và thương mại cấp cao sắp tới với phía Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất miễn thuế có điều kiện với thép, phụ tùng ô tô và dược phẩm từ Mỹ
11:01'
Ấn Độ đã đề xuất miễn thuế hoàn toàn với thép, phụ tùng ô tô và dược phẩm trên cơ sở có đi có lại, áp dụng cho một lượng hàng nhập khẩu nhất định trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế tư nhân Trung Quốc dưới tác động kép của chính sách ưu đãi và cơ hội đổi mới
10:52'
Dưới tác động kép của chính sách ưu đãi và cơ hội đổi mới sáng tạo, sức sống và đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc đang được củng cố rõ nét trong quý I/2025.