Dứt khoát bãi bỏ các điều kiện kinh doanh trái luật
Tại hội thảo “Điều kiện kinh doanh: Nhận diện và kiến nghị” tổ chức ở Hà Nội ngày 14/6 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, các chuyên gia kinh tế và giới nghiên cứu đã đưa ra quan điểm, bản chất của thị trường là phải tự do kinh doanh nhưng trong những điều kiện nhất định, quyền tự do ấy cần bị giám sát bởi Nhà nước.
Là thành viên Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên VIAC nhận định, tất cả hàng nghìn điều kiện kinh doanh đang được quy định tại các thông tư trong khoảng 10 năm qua đều là trái luật.
Vì theo khoản 5, điều 7 về ngành, nghề và điều kiện kinh doanh của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã quy định rõ: “Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh”.
Trên thực tế, tính từ năm 2000 tới nay, số giấy phép con tức là các điều kiện kinh doanh do các bộ, ngành và chính quyền địa phương ban hành trái luật không những không giảm đi, mà còn không ngừng tăng vọt với con số lên tới khoảng 6.000 điều kiện kinh doanh.
"Chính vì thế, nếu không tôn trọng quy định đã nêu trong Luật Đầu tư thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ không thể được nâng lên; môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ vĩnh viễn không thể được cải thiện một cách thực chất." - ông Đức nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế (VCCI) cho rằng, các điều kiện kinh doanh không thể là những rào cản góp phần giảm tính cạnh tranh thị trường và tăng cơ hội độc quyền; làm giảm tính năng động, sáng tạo và đổi mới của doanh nghiệp; làm tăng giá, giảm chất lượng, giảm dịch vụ đi kèm dành cho người tiêu dùng; chưa kể tới nguy cơ tiêu cực và nhũng nhiễu.
Điều quan trọng theo ông Tuấn là doanh nghiệp không sợ điều kiện kinh doanh; doanh nghiệp chỉ sợ điều kiện kinh doanh không minh bạch.
Phản ánh từ thực tế, ông Hà Thanh Tùng, đại diện Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Đông Tùng (tỉnh Hà Giang) đặt vấn đề, Bộ Công Thương quy định cụ thể với 1 trạm chiết gas phải có 300m3 tồn trữ và 2,62 triệu lít (tương đương với 100.000 vỏ bình).
Với những tỉnh miền núi, hải đảo, nơi dân số ít, thu nhập thấp vẫn bắt buộc phải đầu tư số lượng vỏ bình gas tương đương với các tỉnh có dân số lớn. Riêng ngành công thương hiện đang quản lý 2 giấy phép con trên 1 trạm chiết gas.
Đó là chưa kể những thủ tục hành chính rắc rối, khiến doanh nghiệp vô cùng tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí cho việc xin cấp phép.
Ông Nguyễn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH TM Thiên An Phúc (Sơn Tây, Hà Nội) phản ánh, Thông tư 20/2011 của Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền chính hãng từ nhà nhập khẩu.
Theo quy định này các hãng, các doanh nghiệp nhập khẩu “ung dung” đặt đại lý của mình vào Việt Nam và bán sản phẩm. Như vậy, điều kiện kinh doanh này vô hình chung chỉ có lợi cho doanh nghiệp nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp trong nước đã mất rất nhiều công sức để làm thị trường, làm quảng cáo cho họ trong nhiều năm qua.
Lĩnh vực nhượng quyền thương mại là một điển hình về “rào cản” điều kiện kinh doanh. Ông Ngô Việt Hà, Chuyên gia kinh tế phân tích, nếu quy định nhượng quyền thương mại là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì vô hình chung luật pháp đã buộc những người kinh doanh nhượng quyền phải 2 lần đáp ứng điều kiện kinh doanh trong một số trường hợp nhất định.
Ông Hà kiến nghị, sau 10 năm thực hiện Luật Thương mại, chưa thấy báo cáo trường hợp nào từ các thương nhân trong và ngoài nước đang “lợi dụng” phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại để gây thiệt hại cho doanh nghiệp, người tiêu dùng, lợi ích của Nhà nước và lợi ích cộng đồng xã hội.Do đó, cần loại bỏ ngành nghề kinh doanh “nhượng quyền thương mại” ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Giám đốc Văn phòng công nhận năng lực đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng bày tỏ quan điểm, việc hoạch định các chủ trương, chính sách cần đảm bảo tính ổn định, xuyên suốt và phải có tư duy đột phá về quản lý.
Tránh tình trạng “không quản được thì cấm. Chính phủ và các bộ, ngành tham gia xây dựng chính sách cần dựa trên lòng tin của người dân và doanh nghiệp. Nếu cần thiết phải xây dựng cơ chế để ưu tiên cho các doanh nghiệp nội địa để có các chim đầu đàn trong nhiều ngành, lĩnh vực. Từ đó, nâng sức bật cho nền kinh tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Không chuyển "cơ học" các điều kiện kinh doanh
14:02' - 06/06/2016
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ không chuyển một cách cơ học các điều kiện kinh doanh ở 39 thông tư hiện nay lên thành 1 nghị định.
-
DN cần biết
Tiến độ soạn thảo văn bản hướng dẫn điều kiện kinh doanh đang rất gấp
19:46' - 03/06/2016
Tiến độ soạn thảo, trình văn bản hướng dẫn điều kiện kinh doanh rất gấp và đại diện các bộ, ngành đã cùng nhau bàn thảo nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng văn bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Ngày 21/5 phải rà soát xong điều kiện kinh doanh
21:05' - 14/05/2016
Ngày 14/5, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ được giao chủ trì soạn thảo văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư phải trực tiếp chỉ đạo việc soạn thảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng tồn tại của các giấy phép con
17:04' - 25/04/2016
Sáng 25/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Thường trực Chính phủ để bàn về giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực thi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành mục tiêu chất lượng năm 2025
18:58' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1392/QĐ-BCT về mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2025.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch đào tạo công nghệ 4.0
15:00' - 22/05/2025
Bộ Công Thương thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.
-
DN cần biết
Công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
13:17' - 22/05/2025
Bộ Công Thương vừa công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.
-
DN cần biết
Liên kết chuỗi giá trị ngành gia cầm còn quá ít
13:08' - 22/05/2025
Ngày 22/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gia cầm Việt Nam phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị với chủ đề “Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững”.
-
DN cần biết
Thêm 960 mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc
11:07' - 22/05/2025
Đến nay, Việt Nam đang có 1.396 mã số vùng trồng và 188 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc.
-
DN cần biết
Mở rộng thị phần cho doanh nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại
16:02' - 21/05/2025
Các chuyên gia chia sẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 không chỉ là vấn đề song phương, mà đã lan rộng và ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
DN cần biết
Từ ngày 2/9, Hà Nội triển khai thẻ vé điện tử liên thông các phương tiện công cộng
17:12' - 20/05/2025
Dự kiến từ ngày 2/9, hệ thống vé liên thông tự động sẽ chính thức khai trương, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc.
-
DN cần biết
Nhật Bản đẩy sớm kế hoạch thử nghiệm nhiên liệu sinh học pha trộn vào xăng
13:21' - 20/05/2025
Nhật Bản sẽ thử nghiệm loại nhiên liệu pha trộn tối đa 10% nhiên liệu sinh học (chủ yếu được sản xuất từ ngô) với xăng tại một số địa phương vào tài khóa 2028, sớm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến về nhập khẩu lá thuốc lá khô, gạo từ Campuchia
19:27' - 19/05/2025
Đây là bước triển khai quan trọng nhằm thực hiện Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia ký kết ngày 28/4/2025.