EU sẽ tiếp nhận trực tiếp 50.000 người tị nạn
Kế hoạch tiếp nhận người tị nạn từ châu Phi, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm số tàu thuyền chở người di cư thực hiện những hành trình vượt Địa Trung Hải đầy nguy hiểm tới châu Âu.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels, Ủy viên EU phụ trách vấn đề di cư Dimitris Avramopoulos cho biết kế hoạch trên bao gồm việc tiếp nhận người tị nạn tới các nước EU trong 2 năm tới theo tiến độ chương trình tái định cư của khối.
Theo đề xuất mới của Ủy ban châu Âu (EC), EU sẽ có cơ chế tái định cư mới nhằm đưa ít nhất 50.000 người, thuộc diện dễ bị tổn thương nhất cần có sự bảo vệ quốc tế, tới châu Âu trong vòng 2 năm.
Hiện EU đã tái định cư cho khoảng 23.000 người từ các trại tị nạn ở các nước noài EU theo cơ chế tái định cư nêu trên, nhất là tại Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan - 2 nước tiếp nhận một lượng lớn người di cư và tị nạn chạy nạn khỏi cuộc chiến ở Syria.
Theo tuyên bố của EC, việc tái định cư sẽ tiếp tục được triển khai đối với những người đến từ các khu vực trên, song sẽ tập trung chính vào các quốc gia Libya, Ai Cập, Niger, Sudan, CH Chad và Ethiopia.
Điều này sẽ góp phần giảm dòng người di cư dọc tuyến Địa Trung Hải nguy hiểm mà những người di cư liều mình vượt qua trên hành trình từ Libya tới Italy.
Theo EC, chương trình tái định cư này khác với chương trình phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người di cư gây tranh cãi của EU, trong đó chuyển những người di cư đã đến lãnh thổ Italy và Hy Lạp sang các nước EU khác theo hạn ngạch bắt buộc.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, EC cũng công bố kế hoạch cho phép các quốc gia tham gia Hiệp ước Schengen về đi lại tự do trong khối tái áp dụng thêm 3 năm các biện pháp kiểm soát biên giới vì lý do an ninh.
Tuyên bố của EC nhấn mạnh các quốc gia thành viên có thể gia hạn các biện pháp kiểm soát nếu mối đe dọa an ninh vẫn còn hiện hữu.
Theo quy định hiện nay, 26 nước trong khối Schengen chỉ có thể tái áp dụng kiểm soát biên giới trong 6 tháng vì các lý do an ninh và 2 năm nếu có thêm mối đe dọa tới các khu vực biên giới, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng người di cư.
Cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu xảy ra từ năm 2015 khiến các quốc gia "đau đầu" tìm hướng giải quyết, chẳng hạn như siết chặt kiểm soát biên giới, đàm phán và đi đến ký kết thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn chặn dòng người di cư hay đóng cửa tuyến lộ trình Balkan - tuyến đường di cư chính vào châu lục này.
Nhiều quốc gia châu Âu cũng đẩy nhanh việc trục xuất những người không được phê duyệt đơn xin tị nạn. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề hóc búa mà "Lục địa Già" chưa thể giải quyết liên quan cuộc khủng hoảng này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ hạn chế tiếp nhận người tị nạn ở mức thấp nhất
07:42' - 27/09/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ áp đặt mức trần đối với việc tiếp nhận người tị nạn trong tài khóa tới ở con số 45.000 người.
-
Kinh tế Thế giới
Dòng người tị nạn nhập cư trái phép tràn vào Canada
10:11' - 20/09/2017
Hơn 8.850 người là số người xin tị nạn nhập cư bất hợp pháp từ Mỹ vào Canada trong hai tháng vừa qua, tăng hơn 6 lần so với những tháng trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Sắc lệnh cấm người tị nạn của Tổng thống Trump tạm thời được giữ nguyên
09:17' - 12/09/2017
Theo kế hoạch, phán quyết của tòa phúc thẩm sẽ có hiệu lực từ ngày 12/9. Theo ước tính, nếu phán quyết này có hiệu lực thì sẽ có thêm khoảng 24.000 người di cư đủ yêu cầu để vào Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Canada tiếp nhận 700 người tị nạn chạy khỏi Mỹ
09:06' - 10/08/2017
Quân đội Canada đang gấp rút dựng hàng chục lán trại ở khu vực biên giới với Mỹ để đón dòng người tị nạn đến từ quốc gia láng giềng phía Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc họp với các công ty tư nhân nhằm ứng phó với thuế quan của Mỹ
19:08' - 08/04/2025
Động thái này diễn ra khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả đến cùng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung 50% lên hàng hóa từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ
16:38' - 08/04/2025
Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát “nóng” trở lại
15:35' - 08/04/2025
Chủ tịch Fed chi nhánh bang Chicago, ông Austan Goolsbee cho biết giới doanh nghiệp đang ngày càng lo ngại các mức thuế mới có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến áp lực lạm phát quay trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Malaysia cử quan chức tới Washington để đàm phán
15:23' - 08/04/2025
Liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, Chính phủ Nhật Bản và Malaysia sẽ cử các quan chức tới Washington để bắt đầu đàm phán về mức thuế mới mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng
14:53' - 08/04/2025
Các công ty vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng khi các biện pháp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đe dọa gây tổn hại nặng nề cho thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Cuộc chiến thương mại toàn diện và suy thoái kinh tế
14:43' - 08/04/2025
Nhiều chuyên gia kinh tế thế giới cảnh báo việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế cao hàng hóa nhập khẩu có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại toàn diện đẩy nhiều nền kinh tế vào suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple
13:45' - 08/04/2025
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple, nằm trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của công ty nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ quyết không dừng thuế quan bất chấp thị trường bán tháo
11:32' - 08/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo lộn kinh tế thế giới vào tuần trước với các biện pháp thuế quan diện rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Châu Phi phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới
11:23' - 08/04/2025
Liên minh châu Phi (AU) đã phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới của Mỹ, cho rằng các mức thuế cao này sẽ làm xói mòn hàng chục năm hợp tác và trao đổi thương mại giữa hai bên.