Eurozone sẽ xua tan những hoài nghi của giới đầu tư trong năm 2017
Những biến động về mặt chính trị tại “lục địa già” trong thời gian tới là một trong những lý do quan trọng có thể làm nản lòng giới đầu tư, khi phe “bài” Liên minh châu Âu (EU) đang thắng thế tại Hà Lan và Pháp, nước Anh chuẩn bị cho việc khởi động tiến trình rời EU, còn con đường Chính phủ Hy Lạp đạt được thỏa thuận với các chủ nợ còn nhiều trắc trở.
Trong hoàn cảnh như thế, giới đầu tư thường “án binh bất động”, song các chuyên gia kinh tế của tờ "Thời báo Tài chính" (Financial Times) của Anh cho rằng các nhà đầu tư chưa cần phải tìm đến phương án này.
Lý do thuyết phục đầu tiên là kinh tế Eurozone và lạm phát trong khu vực tiếp đà tăng lên. Vào thời điểm hiện tại, các số liệu kinh tế mới nhất cho thấy triển vọng kinh tế châu Âu có phần “sáng” hơn so với kinh tế Mỹ.Mặc dù kinh tế Italy, Pháp và Bồ Đào Nha đang thụt lùi, song các nền kinh tế khác vẫn đang tiến về phía trước với nhịp độ tăng trưởng trên 2%/năm.
Lý do thứ hai là cục diện chính trị tại châu Âu khá tích cực. Họ cho rằng mặc dù hai ứng viên đảng cực hữu là Geert Wilders (Hà Lan) và Marine Le Pen (Pháp) đang thắng thế trong cuộc bầu cử Quốc hội tại Hà Lan và bầu cử Tổng thống tại Pháp sắp tới.Tuy nhiên, theo đánh giá của tờ Thời báo Tài chính cơ hội giành chiến thắng của bà Le Pen không cao cho dù nhiều khả năng bà sẽ vượt qua vòng đầu tiên.
Trong khi đó, giới quan sát nhận định rằng triển vọng ứng cử viên Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron cùng với khả năng tái đắc cử của Thủ tướng Đức, Angela Merkel, sẽ tạo ra một liên minh Pháp - Đức ủng hộ cải cách khá mạnh.
Nếu điều này trở thành sự thực, EU khi đó có thể sẽ tập trung nỗ lực vào việc xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn.
Điểm thứ ba cần lưu ý là các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) áp dụng để kích thích kinh tế Eurozone bắt đầu mang lại lợi ích cho kinh tế khu vực này.Từ mùa Hè năm ngoái, ECB đã bắt đầu tập trung vào hệ thống ngân hàng, coi đây là kênh trung chuyển vốn quan trọng cho chương trình nới lỏng định lượng (QE) của mình.
Ngân hàng hiện là kênh cung cấp tín dụng chủ yếu cho các công ty châu Âu, trong khi các doanh nghiệp nhỏ vốn dựa vào nguồn vốn vay đang mang lại 80% việc làm mới cho nền kinh tế.
Hoạt động vay mượn gia tăng đồng nghĩa với việc đầu tư khởi sắc và nhiều việc làm mới được tạo ra. Tính tới thời điểm này, rào cản lớn nhất đối với dòng lưu chuyển tín dụng là thể trạng của các ngân hàng ở Eurozone.Các ngân hàng trong khu vực này hiện gánh vác khoản nợ xấu lên tới 1.000 tỷ euro. Tuy nhiên, tình hình tài chính của các ngân hàng trong khu vực gần đây đã có sự cải thiện và các biện pháp kích thích tăng trưởng của ECB cũng bắt đầu mang lại tác động tích cực.
Sau nhiều năm giảm sút, hoạt động cho vay đối với các công ty trong lĩnh vực phi tài chính đã tăng ở mức hàng năm là 2% trong tháng 12/2016.
Các nhà lãnh đạo Eurozone chắc chắn cần suy tính lại chiến lược của mình. Một lựa chọn là xây dựng một liên minh tiền tệ linh hoạt hơn. Lựa chọn tiếp theo là tiến tới một châu Âu bền chặt hơn mà cả Pháp, Italy hay nhà lãnh đạo đảng đối lập Martin Schulz của Đức ủng hộ.Tuy nhiên, cho dù châu Âu có áp dụng chiến lược nào, thì các ngân hàng và tổ chức tài chính trong Eurozone vẫn còn chọn lựa khác. Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu trị giá 500 tỷ euro chưa được khai thác, trong khi người dân châu Âu, thậm chí ở cả những nước bị ảnh hưởng nhiều bởi suy thoái, vẫn luôn ủng hộ Liên minh châu Âu.
Từ năm 2008, nhiều người đã dự báo về khả năng tan vỡ của liên minh tiền tệ châu Âu này, song có lẽ năm 2017 một lần nữa chứng minh điều đó sẽ không xảy ra./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone
19:05' - 13/02/2017
Ngày 13/2, Ủy ban châu Âu (EC) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) trong năm 2017 lên 1,6%, tăng 0,1% so với dự báo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Đức kêu gọi các nước thành viên đoàn kết giữ vững Eurozone
12:36' - 10/02/2017
Bà Merkel cho rằng "việc tồn tại hai tốc độ tăng trưởng trong Eurozone không phải là vấn đề", do đó "các thành viên Eurozone vẫn phải đi cùng nhau" và "thực hiện những gì đã thống nhất với nhau".
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Eurozone: Vượt xa kỳ vọng
21:28' - 02/02/2017
Eurozone đã khép lại năm 2016 với nhiều tín hiệu tích cực vượt xa kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, khu vực này có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế trong năm 2017.
-
Kinh tế Thế giới
ECB thận trọng cân nhắc ngừng các gói kích thích hỗ trợ Eurozone
20:55' - 25/01/2017
Trong thời gian tới, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm các hoạt động hỗ trợ tiền tệ đặc biệt đối với các nền kinh tế thuộc Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
-
Kinh tế Thế giới
Eurozone đối mặt với nhiều thách thức kinh tế trong năm 2017
12:01' - 03/01/2017
Eurozone được dự báo sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế trong năm 2017 do tác động từ những biến động chính trị tại khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.