Giới doanh nghiệp Mỹ - Trung kêu gọi đối thoại giải quyết căng thẳng thương mại
Các doanh nghiệp và tập đoàn thương mại tại Mỹ và Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về những hậu quả của cuộc xung đột thương mại đang leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Việc Ủy ban Thuế quan Trung Quốc quyết định áp thuế bổ sung 25% đối với hơn 600 mặt hàng với tổng trị giá 50 tỷ USD của Mỹ để đáp trả hành động tương tự của Nhà Trắng đã khơi mào cho một cuộc chiến thương mại, đe dọa gây thiệt hại lớn cho thương mại song phương. Các biện pháp "ăn miếng trả miếng" này đồng thời có nguy cơ gây tổn hại đến các nhà xuất khẩu và các công ty đa quốc gia của Mỹ quan tâm tới thị trường Trung Quốc tiềm năng.Cargill, công ty tư nhân lớn nhất của Mỹ chuyên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đã kêu gọi Washington và Bắc Kinh đối thoại để các doanh nghiệp, người nông dân và người tiêu dùng sẽ không bị cuốn vào một cuộc chiến thương mại. Phó Chủ tịch Cargill Devry Boughner Vorwerk nhận định xung đột thương mại sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với tăng trưởng kinh tế và việc làm, cũng như gây tổn hại đến những đối tượng dễ tổn thương nhất trên thế giới.Tương tự, người phát ngôn tập đoàn Archer Daniels Midland về kinh doanh nông sản cũng bày tỏ hy vọng hai nước nên theo đuổi đối thoại song phương, nhấn mạnh Trung Quốc vẫn "tiếp tục là một thị trường xuất khẩu quan trọng của nông sản Mỹ".
Trong khi các tập đoàn và doanh nghiệp thương mại Mỹ bày tỏ quan ngại về "vòng xoáy" căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, một số công ty và doanh nghiệp lớn của Mỹ như Boeing cho biết đang bắt đầu đánh giá những tác động từ các biện pháp thuế của Trung Quốc. Boeing đã thu về khoảng 12,8% trong tổng doanh thu năm 2017 từ Trung Quốc và luôn được xem là một trong những công ty đa quốc gia Mỹ dễ bị tổn thương nhất trước một cuộc chiến thương mại "tổng lực".Người phát ngôn Boeing Charles Bickers đánh giá mọi hành động trả đũa có thể tác động đến chuỗi cung ứng và hoạt động thương mại của họ. Ông cho biết Boeing sẽ tiếp tục tiếp xúc với lãnh đạo hai nước để kêu gọi một cuộc đối thoại hiệu quả nhằm giải quyết những khác biệt thương mại, nhấn mạnh một nền công nghiệp hàng không vũ trụ mạnh mẽ và thành công mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai nước.
Trong khi đó, Hiệp hội May mặc và giày dép Mỹ (AAFA) cũng cảnh báo những biện pháp đáp trả của Trung Quốc có thể đe dọa nông dân Mỹ và các nhà sản xuất dệt may cũng như tăng chi phí cho chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp này. Chủ tịch AAFA Rick Helfenbein cho rằng Quốc hội cần vào cuộc để chấm dứt "nỗi ám ảnh nguy hiểm này".Trước đó ngày 15/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố danh sách các mặt hàng tổng trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc bị áp mức thuế 25% với cáo buộc Bắc Kinh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trung Quốc sau đó tuyên bố áp thuế bổ sung 25% đối với 659 mặt hàng có tổng trị giá 50 tỷ USD của Mỹ.Theo đó, 545 mặt hàng nông sản, cá và phương tiện giao thông với giá trị 34 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ nằm trong danh sách trên sẽ được áp dụng mức thuế quan mới ngay từ ngày 6/7, trong khi thời gian áp thuế bổ sung đối với 114 mặt hàng còn lại sẽ được thông báo sau.
- Từ khóa :
- mỹ
- trung quốc
- chiến tranh thương mại
- wto
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Quan ngại về chiến tranh thương mại tác động tới các thị trường
08:36' - 06/06/2018
Lo ngại về nguy cơ diễn ra một cuộc chiến thương mại tiếp tục đè nặng lên thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 5/6.
-
Chứng khoán
Lo ngại kịch bản chiến tranh thương mại đẩy chứng khoán châu Á đi xuống
17:43' - 01/06/2018
Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 1/6, lo ngại về nguy cơ nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu khiến hầu hết thị trường chứng khoán châu Á đi xuống.
-
Kinh tế Thế giới
Fed cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại đặt kinh tế Mỹ trước nhiều rủi ro
10:58' - 12/04/2018
Fed cho rằng chính các hành động trả đũa thương mại của các quốc gia khác mới là yếu tố gây thiệt hại nghiêm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Áp lực chồng chất lên nền kinh tế toàn cầu
13:06'
Những gì xảy ra ở Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến nước Mỹ. Nền kinh tế Mỹ quá lớn và có quan hệ mật thiết với phần còn lại của thế giới thông qua thương mại và dòng vốn.
-
Kinh tế Thế giới
Cú sốc thuế quan làm chao đảo thị trường tài chính châu Á
12:46'
Chỉ số Nikkei có lúc giảm tới 4,6% xuống 34.102 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 7/8.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ ngày 4/4
10:47'
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn thông báo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 2/4 cho biết Washington sẽ chính thức áp thuế 25% đối với bia và lon nhôm rỗng trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách miễn thuế các gói hàng giá trị nhỏ từ Trung Quốc
09:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp hủy bỏ chính sách miễn thuế đối với các gói hàng có giá trị nhỏ từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc), có hiệu lực từ ngày 2/5.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ tiếp cận thận trọng với chính sách thuế mới của Mỹ
09:53'
Thủ tướng Anh Keir Starmer cam kết sẽ có cách tiếp cận thận trọng với chính sách thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump và tránh để bị cuốn vào cuộc chiến thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico củng cố kinh tế toàn diện thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp
09:53'
Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố toàn diện nền kinh tế, trong đó tập trung thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô, thay vì trả đũa thuế quan trực tiếp với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của các nước sau khi Mỹ công bố thuế quan mới
07:46'
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thuế quan mới, các đối tác thương mại của Mỹ đã có phản ứng thận trọng, chứ không đưa ra các biện pháp trả đũa ngay lập tức.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới
07:30'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát "phủ bóng đen" lên mùa hoa anh đào ở Nhật Bản
21:42' - 02/04/2025
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được dùng trong các bữa tiệc ngắm hoa, còn gọi là "hanami", đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.