Gỗ rừng tự nhiên mới đáp ứng 10% nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu
Chế biến gỗ xuất khẩu là một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, song do nguồn nguyên liệu trong nước hạn hẹp, phải nhập từ nước ngoài nên giá trị đạt được không cao.
Trước sức ép của hội nhập kinh tế thế giới, ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam đang phải tìm một hướng phát triển bền vững hơn.
Thiếu nguyên liệu chế biến gỗ
Hiện gỗ rừng tự nhiên của cả nước mới cung cấp 10% nhu cầu về nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, phần còn lại phải nhập khẩu và tận dụng gỗ cao su già. Theo ông Nguyễn Bá Ngãi, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến cuối năm 2014, diện tích rừng tự nhiên cả nước khoảng 13 triệu ha; trong đó 6,6 triệu ha là rừng sản xuất; 4,4 triệu ha rừng phòng hộ và gần 2 triệu ha rừng đặc dụng.Trong tổng diện tích này có 80% là diện tích rừng nghèo. Trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 220 triệu m3/ha nhưng đa số là những cây gỗ nhỏ, chất lượng kém, không đạt chất lượng phục vụ chế biến xuất khẩu.
Mặt khác, chất lượng vùng nguyên liệu chưa cao do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu bởi các hộ dân trồng và khai thác. Trong khi đó, lâm trường quốc doanh, công ty nhà nước chậm đổi mới hình thức sản xuất, chưa tự chủ kinh doanh lâm nghiệp.
Các địa phương quản lý đất rừng không chặt chẽ, đồng bộ; hồ sơ giao đất thiếu nhất quán dẫn tới tình trạng một số diện tích đất rừng và lâm nghiệp tự ý chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác mà chưa được phê duyệt. Công tác nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật hạn chế; công tác tạo giống cây rừng chưa phát huy hiệu quả.
Diện tích rừng trồng hiện nay đạt 1,9 triệu ha; trong đó 170.000 ha rừng được cấp chứng nhận FSC (Hội đồng quản lý rừng) phục vụ nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu gỗ. Trong diện tích này chỉ áp dụng được 30% giống mới vào sản xuất, chủ yếu là 2 loại keo và bạch đàn.Tuy nhiên, khâu quản lý giống chưa tốt nên chưa trẻ hóa vùng nguyên liệu, không lưu giữ được giống gốc cho các vùng nguyên liệu khác. Mật độ trồng rừng hiện rất dày, chưa tuân thủ đúng quy trình trồng rừng nên các cây gỗ không đủ không gian phát triển lớn hơn.
Đến năm thứ 4 hầu như cây phát triển chậm hoặc không tiếp tục phát triển, dẫn tới đường kính cây gỗ không đạt yêu cầu cho các doanh nghiệp thu mua - GS.TS Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam chia sẻ.
Ngoài ra, quy mô sản xuất lâm nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, các hộ chưa tạo được mối liên kết chuỗi chặt chẽ với phía doanh nghiệp và nhà quản lý để gỗ đạt chất lượng cao, đầu ra đảm bảo hơn. Ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, nguồn nguyên liệu gỗ vốn kém nhưng cách sử dụng nguyên liệu kém hơn gây lãng phí lớn.Cụ thể, với 11 triệu m3 gỗ dăm chỉ mang lại kim ngạch 900 triệu USD, còn 4 triệu m3 gỗ chế biến có thể mang lại 6,3 tỷ USD, nhưng Việt Nam lại chú trọng vào lượng xuất khẩu gỗ dăm này.
Trình độ quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp còn thấp khiến năng suất của doanh nghiệp Việt Nam kém hơn doanh nghiệp nước ngoài 24 lần. Nguồn nhân lực của ngành gỗ cũng chưa được đào tạo bài bản.
Trồng rừng để tạo vùng nguyên liệu Ông Nguyễn Bá Ngãi chia sẻ, để ngành trồng rừng phát triển cần điều chỉnh lại tổ chức sản xuất. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác giao đất lâm nghiệp cho dân, nhất là đồng bào các dân tộc để tham gia sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp trồng, chế biến, tiêu thụ lâm sản liên kết với hộ trồng rừng xây dựng mô hình thâm canh gỗ lớn cung cấp cho chế biến và xuất khẩu. Mặt khác, điều chỉnh việc nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm theo yêu cầu định hướng của mỗi địa phương, tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp hóa ngành giống.Bên cạnh đó, vấn đề quản lý chất lượng giống được tăng cường, phổ biến kỹ thuật thâm canh rừng trồng cho các địa phương, phát triển ứng dụng công nghệ cao trong lâm nghiệp và mở rộng diện tích rừng trồng được cấp chứng nhận FSC.
Các viện, trường nghiên cứu giống gỗ ngắn ngày hơn để tăng cường nguyên liệu cho sản xuất trong nước, tạo sản phẩm tinh từ gỗ để từ đó xuất khẩu sản phẩm với giá trị cao hơn.
Đồng thời, việc tăng thuế đối với xuất khẩu gỗ dăm cần tính đến để tránh tình trạng tranh mua nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước khi thiếu nguyên liệu sản xuất, ông Nguyễn Đức Thành, Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần giấy An Hòa đề xuất.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai chia sẻ, địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam bộ, khoảng 185.000 ha với độ che phủ 30%. Để nâng cao giá trị sản phẩm và dịch vụ rừng, tỉnh Đồng Nai quy hoạch lại 3 loại rừng; trong đó, rừng gỗ lớn để cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ, kéo dài chu kì sản xuất gỗ lớn từ 7 - 9 năm.Đồng thời nâng cao chất lượng rừng theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất lẫn chất lượng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, nhà nhập khẩu, bằng hình thức gắn kết chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu đến khâu khai thác, chế biến và tiêu thụ.
Theo ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tuổi rừng trồng của Việt Nam chỉ kéo dài 4 - 6 năm là khai thác. Vì vậy, Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng xuất khẩu gỗ dăm từ 10 - 15% hàng năm để phù hợp với cơ cấu trồng rừng hiện nay.Gỗ Việt Nam xuất khẩu vào 120 quốc gia; trong đó có Hoa Kỳ và Nhật Bản là 2 thị trường lớn trong 12 nước tham gia TPP. Trong 8 tháng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ chiếm 39%, Nhật Bản 15%. Dự kiến đến năm 2020, giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ Việt Nam đạt 10 tỷ USD./.
Hồng Nhung/TTXVN- Từ khóa :
- chế biến gỗ
- rừng
- trồng rừng
- nguyên liệu
- xuất khẩu gỗ
- nhập khẩu
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Tập đoàn BIM bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị
19:46' - 26/11/2024
Ngày 25/11/2024, Hội đồng Quản trị Tập đoàn BIM chính thức bổ nhiệm ông Đoàn Quốc Huy đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc.
-
Chuyển động DN
Roche chi 1,5 tỷ USD mua lại Poseida Therapeutics của Mỹ
19:11' - 26/11/2024
Tập đoàn dược phẩm Roche của Thụy Sĩ thông báo đã đồng ý mua công ty dược phẩm sinh học Poseida Therapeutics của Mỹ với giá 1,5 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
FrieslandCampina lên thứ 2 trong bảng xếp hạng Sáng kiến Tiếp cận Dinh dưỡng Toàn cầu
17:40' - 26/11/2024
FrieslandCampina có bước tiến từ vị trí thứ ba lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng Sáng kiến Tiếp cận Dinh dưỡng Toàn cầu (ATNI).
-
Chuyển động DN
Hòa lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng
16:18' - 26/11/2024
Công trình Thủy điện Ialy mở rộng khi đi vào hoạt động sẽ tăng khả năng huy động công suất cho phụ tải khu vực miền Nam, đặc biệt là trong các giờ cao điểm
-
Chuyển động DN
Thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
15:54' - 26/11/2024
Năm 2024, Kho bạc Nhà nước tỉnh Cà Mau cho biết đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai đảm bảo kiểm soát, giải ngân vốn ngân sách nhà nước kịp thời, chặt chẽ, an toàn, đúng chế độ.
-
Chuyển động DN
Ngành than thi đua 90 ngày đêm hoàn thành toàn diện kế hoạch
14:23' - 26/11/2024
Các đơn vị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đang ra sức thi đua lao động sản xuất với quyết tâm cao, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024
-
Chuyển động DN
Chuyến bay đặc biệt nối tiếp sứ mệnh hồi sinh sự sống
15:17' - 25/11/2024
Là Hãng hàng không Quốc gia với trách nhiệm với cộng cộng đồng, Vietnam Airlines đã tham gia vận chuyển mô tạng cũng như chuyên chở bệnh nhân, thiết bị y tế chuyên dụng cho các bệnh viện trong nước.
-
Chuyển động DN
Khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm
12:37' - 24/11/2024
Sáng 24/11, tại Cụm Công nghiệp Phú Hữu A (thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, Hậu Giang, Công ty CP Hạnh Nguyên Logistics khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm.
-
Chuyển động DN
Công ty Đóng gói và Tháo kiện THILOGI cung ứng đa dạng sản phẩm pallet gỗ
11:07' - 24/11/2024
Công ty Đóng gói và Tháo kiện THILOGI thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa bàn giao gần 1.500 pallet gỗ cho các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Tam Thăng (Quảng Nam).