Hội nghị APPF-26: Nhiều đề xuất hợp tác, phát triển khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương (APPF-26), sáng 20/1, các đại biểu tham dự Phiên họp toàn thể về các vấn đề hợp tác và phát triển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã thảo luận về chủ đề: Tăng cường hành động chung nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, các nguồn lực cho phát triển bền vững, đẩy mạnh hợp tác văn hóa, du lịch trong khu vực.
* Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu chỉ rõ, Quốc hội và nghị sỹ các nước châu Á – Thái Bình Dương nhận thức sâu sắc về những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.Thời gian qua, các nước châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng, thông qua nhiều chương trình, dự án cấp quốc gia nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
Các nước châu Á – Thái Bình Dương cũng thực hiện nghiêm túc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Nghị định thư Kyoto, Thỏa thuận Paris.
Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Martin Chungong cho biết, thời gian qua, IPU đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) xây dựng bộ công cụ tự đánh giá cho các nghị viện thành viên để rà soát, nhận diện được "lỗ hổng" trong thể chế; từ đó đưa ra những biện pháp thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đồng thời thể hiện cam kết đối với việc xử lý tác động của biến đổi khí hậu.Theo ông Martin Chungong, các quốc gia cần quan tâm nhiều hơn đến y tế công cộng; khai thác nguồn năng lượng khác thay vì sử dụng nguyên liệu hoá thạch đồng thời giáo dục cộng đồng về vấn đề sức khoẻ… để ứng phó hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững.
Thảo luận tại phiên họp, các nghị sỹ cho rằng, nếu không có hành động cụ thể, biến đổi khí hậu có thể khiến người dân gặp rủi ro, nguy hiểm cho nhiều hộ gia đình và nguồn thu của chính phủ, gia tăng nghèo đói, vì thế gây nên sự bất ổn về xã hội, trầm trọng tình trạng bất bình đẳng.Vì thế, các quốc gia thành viên cần phải nhận diện những cơ hội cho phát triển bền vững trong bối cảnh ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu, từ đó tạo thuận lợi cho các nước chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đồng thời yêu cầu có hành động cấp bách của các quốc gia và các bên liên quan, trong đó nghị viện giữ vai trò chủ chốt.
Các đại biểu đánh giá cao vai trò của APPF trong việc hỗ trợ hoàn thành những hành động trong các Kế hoạch quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.Nhiều ý kiến nhấn mạnh, cần tăng cường xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc tế và giám sát việc thực thi pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu; hài hòa hệ thống pháp luật quốc gia bảo đảm phù hợp với các cam kết của ASEAN về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các đại biểu cũng phân tích về việc ưu tiên phân bổ nguồn lực và ngân sách, quyết định các kế hoạch, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển kinh tế, dự án đầu tư quan trọng; huy động tối đa nguồn tài chính để đầu tư vào các dự án liên quan đến công nghệ sạch, công nghệ tiết kiệm năng lượng.
Nhiều ý kiến đề cập đến việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu như hợp tác về trao đổi thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ nhân đạo…
* Tạo thuận lợi cho quy trình hoạch định, đóng góp tài chính Việc huy động các nguồn tài trợ, nguồn lực để thực hiện hiệu quả chương trình nghị sự phát triển bền vững là một vấn đề then chốt, phần nào quyết định sự thành công của Mục tiêu phát triển bền vững.Những nguồn lực vốn có và cần phải bổ sung thêm của khu vực công, khu vực tư, ở cấp quốc gia, quốc tế góp phần quan trọng để đạt được những mục tiêu toàn cầu.
Thông qua chức năng quyết định ngân sách, phân bổ ngân sách, nghị viện giữ vai trò quyết định thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Các nghị viện phải đảm bảo đưa những cam kết quốc gia và các ưu tiên phát triển bền vững vào quy trình lập ngân sách. Những thỏa thuận quốc tế giúp nghị viện nhận diện những mục tiêu mới trong từng giai đoạn, giám sát những khuôn khổ hợp tác cấp quốc gia và khu vực về tài chính vì phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, nghị viện phải tạo thuận lợi cho quy trình hoạch định, thực hiện và đánh giá mức đóng góp tài chính của mỗi quốc đối với mục tiêu ứng phó toàn cầu đối với biến đổi khí hậu.
Đại biểu Quốc hội Nhân đại Trung Quốc Đậu Thụ Hoa cho rằng, thế giới đang có biến chuyển sâu sắc, đối mặt với thiếu thốn nguồn lực, vì thế phải có chiến lược phát triển toàn diện ở khu vực cũng như quốc tế.Theo đó, các quốc gia cần tăng cường sự sẵn sàng phối hợp, tăng cường năng lực, chuyển giao công nghệ, mở cửa thị trường, giảm gánh nặng nợ, đóng góp vào sự phát triển thế giới; tăng cường hợp tác đa phương, quản trị tài chính để hỗ trợ phát triển.
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đa văn hóa với tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch. Do đó, đẩy mạnh hợp tác văn hóa, du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của khu vực và của mỗi quốc gia, góp phần gìn giữ hòa bình, thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa các nước.Các đại biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm về hành động của nghị viện nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác về văn hóa và du lịch; những biện pháp để nghị sỹ có thể tham gia, kết nối tốt hơn với cử tri của mình trong lĩnh vực này./.
Xem thêm:>>>Hội nghị APPF-26 họp bàn về các vấn đề hợp tác, phát triển trong khu vực
>>>Hội nghị APPF-26: Tiếp tục thảo luận các vấn đề hợp tác phát triển trong khu vực
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp các Trưởng đoàn tham dự Hội nghị APPF-26
19:23' - 19/01/2018
Chiều 19/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật các Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng đoàn các Nghị viện thành viên đang thăm Việt Nam, dự Hội nghị APPF-26.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị APPF-26: Đưa Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế
18:57' - 19/01/2018
Từ 18-21/1, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm ảnh “Đất nước, con người Việt Nam” nhằm chào mừng Hội nghị APPF-26
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị APPF-26: Hướng đến sự phát triển thịnh vượng, bền vững của khu vực và toàn cầu
16:33' - 19/01/2018
Nhằm đảm bảo cung ứng lương thực lâu dài và bền vững, các thành viên APPF đã hợp tác trong quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có quản lý bền vững nguồn nước xuyên biên giới, đất, rừng…
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị APPF-26: Nghị viện đóng vai trò tích cực xây dựng môi trường hòa bình
14:23' - 19/01/2018
Sáng 9/1, tại Hà Nội, các đại biểu Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26) đã thảo luận về thúc đẩy ngoại giao nghị viện vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị APPF 26: Thảo luận các nội dung về chính trị, an ninh, kinh tế và thương mại
07:11' - 19/01/2018
Ngày 19/1, tại Hà Nội, Hội nghị APPF-26 với chủ đề “Quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, sáng tạo và phát triển bền vững” bước vào ngày làm việc thứ hai, với 2 phiên họp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung diện tích rào chắn phục vụ khoan hầm dự án đường sắt đô thị
08:21'
Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp phép bổ sung diện tích rào chắn thi công và phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công hạng mục thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
08:19'
Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.