Hội nghị APPF-26: Nghị viện đóng vai trò tích cực xây dựng môi trường hòa bình
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 26, Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF-26), sáng 9/1, tại Hà Nội, trong Phiên họp về các vấn đề chính trị và an ninh, các đại biểu đã thảo luận về thúc đẩy ngoại giao nghị viện vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới, đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia.
Phát huy tối đa vai trò xúc tác và gắn kết
Bước vào thế kỷ XXI, thế giới nói chung và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng đã chứng kiến những thay đổi to lớn về chất, thách thức, cơ hội đan xen.
Mặc dù bối cảnh an ninh phức tạp hiện nay, quan hệ hợp tác vì hòa bình, an ninh, phát triển bền vững và tăng trưởng bao trùm vẫn là một xu thế chủ đạo. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương kể từ Hội nghị thường niên lần đầu tiên của Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF) vào năm 1993 vẫn luôn là động lực năng động của tăng trưởng toàn cầu.
Cùng với sự phát triển của ngoại giao nhà nước, ngoại giao nghị viện cũng được thúc đẩy một cách tích cực, thể hiện sinh động với sự tham gia tích cực của các nghị sỹ tại các tổ chức, diễn đàn liên nghị viện như: Liên minh Nghị viện thế giới, Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương và Hội đồng liên nghị viện ASEAN.
Chia sẻ đánh giá, nhận định của đại biểu các nước về vai trò của các nghị viện trong duy trì, củng cố môi trường chính trị, an ninh hòa bình, ổn định, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, nỗ lực phấn đấu cho hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển là trách nhiệm to lớn, vừa thường xuyên, vừa cấp bách của tất cả thành viên APPF. Các nghị viện cần đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng môi trường hòa bình, an ninh khu vực dựa trên luật pháp.Là cơ quan lập pháp, các nghị viện một mặt cần nội luật hóa các cam kết quốc tế, tăng cường giám sát việc thực hiện nghĩa vụ, cam kết đối với các công ước, luật pháp quốc tế; mặt khác xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy sự hiểu biết, hợp tác giữa các quốc gia trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng quyền, lợi ích chính đáng của nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế, các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc về tôn trọng chủ quyền, thể chế chính trị, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình vì một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Cũng theo Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, các nghị viện cần đưa quan điểm phát triển bền vững trở thành định hướng thường xuyên, lâu dài cho các chính sách, biện pháp phát triển. APPF cần tiên phong trong việc củng cố hệ thống đa phương mở, tự do, minh bạch, bao trùm, dựa trên luật lệ. Đây là tiền đề cho hợp tác quốc tế để ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu, bảo vệ và nâng cao mức thụ hưởng đồng đều từ toàn cầu hóa, liên kết kinh tế cho người dân. Phó Chủ tịch Hạ viện Indonesia Fahri Hamzah, Trưởng đoàn đại biểu Indonesia cho rằng, các thách thức trên thế giới đòi hỏi phải được thảo luận tại nghị viện và mong đợi nhiều ở những nghị sỹ, người đại diện cho người dân.Các thành viên Diễn đàn nghị viện châu Á-Thái Bình Dương phải hiện thực hóa ngoại giao nghị viện vì người dân đang sống trong một thế giới mà xung đột dễ xảy ra, phải hợp tác với nhau và có những bước đi chắc chắn hơn. Ngoại giao nghị viện, nhất là APPF phải đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan. Mỗi kỳ họp cần thực hiện việc đưa lời nói tới hành động, vì lợi ích, chính nghĩa của người dân trên thế giới, với chức năng cao cả là tạo hòa bình, công bằng.
Do đó, vai trò của các nghị sỹ là cần tiếp tục nâng cao sự hợp tác giữa các nghị sỹ, những người đã được người dân bầu ra, theo hướng thực chất hơn. Mối quan hệ đối tác cần được củng cố hơn nhằm đóng góp cho hòa bình, sáng tạo và phát triển bền vững của khoảng 3 tỷ người dân ở 27 quốc gia thành viên APPF. Trong sự đóng góp đó, APPF phải phát huy tối đa vai trò xúc tác và gắn kết các bên.Góp phần đẩy lùi tội phạm, bạo lực, chủ nghĩa khủng bố
Phiên họp toàn thể đầu tiên về các vấn đề chính trị và an ninh tập trung vào chủ đề thúc đẩy ngoại giao nghị viện vì hòa bình, an ninh, thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới, đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia.
Theo đó, các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ được thảo luận nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, trong đó nhấn mạnh vai trò trọng tâm của ngoại giao nghị viện.Bối cảnh quan hệ quốc tế ngày nay đòi hỏi sự tham gia sâu sắc hơn của các nghị sỹ để đưa ra các văn bản luật, củng cố ý chí chính trị, nâng cao các giải pháp ngăn ngừa xung đột cùng hướng tới mục tiêu vì hòa bình, thịnh vượng, phát triển bền vững và bao trùm.
Cho rằng thế giới thay đổi nhanh chóng, nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, chưa vững chắc nhưng khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng bền vững, vì thế thành quả này cần gìn giữ và phát huy, Phó Chủ tịch Thường trực Nhân đại Trung Quốc Trần Trúc, Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc chia sẻ, người dân đang sống trong cộng đồng chung vì thế rất cần môi trường hòa bình.Mỗi nước có điều kiện hoàn cảnh khác nhau nhưng cần hợp tác xóa bỏ khác biệt, tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ những vấn đề cùng quan tâm. Vấn đề công bằng cần được chú trọng, tiếp tục duy trì việc tuân thủ nguyên tắc chung của Liên hợp quốc, trật tự thế giới.
Để đảm bảo môi trường an ninh toàn khu vực, đối mặt với nhiều thách thức an ninh rộng lớn, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cần hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Mọi người đang sống trong cộng đồng có tương lai chung nên phải hợp tác chống triệt để khủng bố và nguyên nhân sâu xa của khủng bố.
Về phát triển và hội nhập kinh tế, các nước cần tạo môi trường thúc đẩy tự do thương mại đầu tư, giúp hội nhập kinh tế cởi mở hơn, đem lại lợi ích cho tất cả các bên, tạo động lực phát triển kinh tế trong giáo dục, y tế, mang lại thịnh vượng chung cho khu vực. Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sengouance Sayalat cho rằng, bối cảnh thế giới biến đổi khó lường, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy tác động đến nỗ lực hội nhập khu vực và quốc tế. Toàn cầu hóa vẫn là xu hướng phổ biến của thế giới. APPF là diễn đàn quan trọng đóng góp vào gìn giữ hòa bình, ổn định, phát triển châu Á – Thái Bình Dương.Các nghị sĩ cần có quan tâm chung tới an ninh, ổn định của khu vực, giám sát chính sách đối ngoại của từng quốc gia để đảm bảo môi trường hòa bình. Các nghị viện thành viên cần tiếp tục cơ chế đối thoại, trao đổi thông tin, thúc đẩy giao lưu người dân giữa các quốc gia với nhau.
Một vấn đề đáng báo động mà nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới phải đối mặt chính là chủ nghĩa khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia như buôn ma túy, rửa tiền, buôn người… hàng ngày đang đe dọa an sinh của người dân, làm hủy hoại những giá trị của nhân loại.Các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đều thừa nhận rằng chủ nghĩa khủng bố đặt ra một mối đe dọa trực tiếp đối với sự an toàn, độ mở và sự thịnh vượng của các nền kinh tế thành viên.
Nghị sĩ Canada Joseph Day chia sẻ, nghèo đói kém phát triển, kéo theo bạo lực, xung đột, ảnh hưởng đến các quốc gia khác trong khu vực. APPF đã tiên phong trong việc nhận biết sự liên hệ giữa an ninh, hòa bình, ổn định, thịnh vượng, hướng đến xây dựng hiểu biết lẫn nhau, hợp tác cùng phát triển. Chỉ có được hòa bình, an ninh khi chính sách phản ánh được tiếng nói của mọi người dân, không phân biệt người già, thanh niên, thiểu số, phụ nữ. Để ủng hộ các chính phủ trong việc thực thi những chính sách chống tội phạm, góp phần đẩy lùi tội phạm, bạo lực, chủ nghĩa khủng bố, các nghị sỹ cần có một vai trò quan trọng là cầu nối giữa người dân và chính quyền; thông qua nâng cao chất lượng luật, giám sát thực thi các chính sách bảo đảm đối xử bình đẳng giữa mọi người dân, nêu cao tinh thần đối thoại, hợp tác cũng như nguyên tắc pháp quyền và các cam kết quốc tế có liên quan. Những cơ hội và thách thức mới nổi lên trong một thế giới toàn cầu hóa và số hóa đòi hỏi APPF tiếp tục khẳng định vị thế trong cấu trúc khu vực đang định hình. Hơn bao giờ hết, APPF cần tiếp tục đi đầu thúc đẩy đối thoại và hợp tác đa phương, xây dựng một tương lai chung tốt đẹp hơn cho châu Á - Thái Bình Dương. Chỉ bằng cách xây dựng quan hệ đối tác nghị viện có trách nhiệm vì hòa bình và phát triển bền vững, APPF mới có thể khẳng định vai trò trong cấu trúc khu vực đa tầng nấc./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị APPF 26: Thảo luận các nội dung về chính trị, an ninh, kinh tế và thương mại
07:11' - 19/01/2018
Ngày 19/1, tại Hà Nội, Hội nghị APPF-26 với chủ đề “Quan hệ đối tác nghị viện vì hòa bình, sáng tạo và phát triển bền vững” bước vào ngày làm việc thứ hai, với 2 phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Lễ khai mạc Diễn đàn APPF-26
21:31' - 18/01/2018
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có bài phát biểu chào mừng các đoàn đại biểu nghị viện các nước thành viên và quan sát viên APPF.
-
Kinh tế Việt Nam
Toàn văn Bài phát biểu khai mạc Diễn đàn APPF-26 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
21:27' - 18/01/2018
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch APPF nhiệm kỳ 2017-2018:
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.