Hội nghị GMS6-CLV10: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế khu vực GMS
Chiều 30/3 tại Hà Nội, phiên toàn thể của Diễn đàn thượng đỉnh Kinh doanh GMS đã chính thức khai mạc. Với chủ đề "Tìm kiếm động lực tăng trưởng kinh tế mới cho khu vực tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS)" Diễn đàn với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; ngài Samdech Techo HunSen, Thủ tướng Vương quốc Campuchia; ngài Vương Nghị, Ủy viên Quốc vụ viện, Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; ngài Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; ngài U Henry Van Thio, Phó Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar; ngài Prayut Chan-o-cha, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan cùng đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ngân hàng Thế giới (WB) và sự tham gia của gần 2.600 nhà đầu tư, doanh nhân trong và ngoài khu vực...
* Nhiều cơ hội phát triểnPhát biểu khai mạc diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) gồm 5 nước thành viên là Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam cùng với 2 tỉnh biên giới Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây.Với khoảng 340 triệu dân và tổng GDP đạt 1.300 tỷ đô la Mỹ (USD), đây thực sự là khu vực có nhiều tiềm năng kinh tế, lợi thế phát triển và cơ hội mở rộng thị trường nếu các nước thành viên biết liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ chung, cho dù, đó chỉ là những quốc gia nhỏ bé và tiềm lực hạn chế.
Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực GMS nằm ở trung tâm của cả khu vực châu Á phát triển năng động, khu vực GMS đang trỗi dậy với tất cả quyết tâm, tiềm năng và sức mạnh của mình góp phần tăng thêm gam tươi sáng của bức tranh phát triển cả châu lục, đang trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của toàn cầu trong thế kỷ 21.Đánh giá về những kết quả hợp tác trong khu vực GMS qua 25 năm, ông Takehiko Nakao, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhấn mạnh, các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng đã có phát triển vượt bậc về kinh tế và xoá đói giảm nghèo; đặc biệt là tính kết nối trong khu vực.Ông Takehiko Nakao cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước trong khu vực. Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội này, các nước trong khu vực cần khuyến khích việc ứng dụng công nghệ trong phát triển kinh tế. Việc hợp tác trong khu vực sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh hơn, tạo cơ hội chia sẻ các ý tưởng mới. Ông Takehiko Nakao cũng nhấn mạnh, ADB sẽ cam kết hỗ trợ các nước thuộc khu vực GMS tăng cường ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế..Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh, để hiện thực hóa tầm nhìn để GMS không phải là một phép cộng cơ học của các nền kinh tế thành viên mà cần tập trung cải cách thể chế pháp luật, phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên thế giới, tiếp tục đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các hiệp định kinh tế và thương mại tự do.Ngoài vai trò kiến tạo phát triển của Chính phủ, chính quyền các cấp cần giữ vai trò là chất xúc tác, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như ADB, WB...đối với cộng đồng doanh nghiệp. Các sáng kiến tăng cường kết nối không chỉ của Chính phủ, chính quyền các cấp với nhau mà còn là sự kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm tạo nên những liên kết hợp tác thực chất cho sự phát triển thịnh vượng của khu vực GMS.* Động lực mới cho tăng trưởng khu vựcChia sẻ về những động lực mới cho tăng trưởng của khu vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế thế giới và môi trường phát triển đang có những biến chuyển sâu sắc, các nước khu vực GMS cần có những động lực mới mạnh mẽ hơn. GMS cần tiếp tục giữ bản sắc riêng, một cơ chế hiệu quả nhằm cộng hưởng được sự quyết tâm và nỗ lực từ tất cả các bên để tạo nên nguồn lực mới giải quyết các khác biệt, mở rộng không gian hợp tác kinh tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nguồn lực mới cho phát triển, trước hết đến từ việc phát huy tốt nội lực của chính mình, mỗi nền kinh tế chúng ta cần tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, để giải phóng mọi nguồn lực tiềm năng, sức sáng tạo của các doanh nghiệp, người dân. Phải chăng đó chính là nguồn lực mới và cũng là nền tảng cho thành công của hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế khu vực, thu hút sự hỗ trợ của các đối tác phát triển quốc tế và các nguồn lực từ bên ngoài khác dành cho khu vực GMS và CLV.Đại diện Vương quốc Campuchia, Thủ tướng Samdech Techo HunSen nhận định, trong bối cảnh triển vọng kinh tế thế giới còn khó đoán định, từ năm 2017 đến nay tuy đã có dấu hiệu phục hồi và kinh tế khu vực GMS cũng được duy trì ổn định. Song, với sự thu hẹp của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự trỗi dậy của chế độ bảo hộ, nên các nền kinh tế thành viên GMS cần tập trung thúc đẩy thương mại điện tử, thương mại xuyên biên giới; tăng cường hợp tác trong khu vực để mở ra không gian phát triển rộng lớn hơn.Ông HunSen cũng lưu ý một số vấn đề thách thức mà GMS phải đối mặt như: Chưa tận dụng được hết tiềm năng của các hành lang kinh tế trong khu vực; những thách thức khó khăn do đô thị hóa đang ở mức độ cao; sức ép ngày càng gia tăng của thương mại xuyên biên giới và yêu cầu đòi hỏi ngày càng căng thẳng về hợp tác kinh tế quốc tế. Trong khi đó, toàn khu vực GMS đang phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ, đó chính là khó khăn, thách thức cần đối mặt.Sáng kiến của Campuchia nhằm thúc đẩy liên kết và hợp tác trong khu vực, ông HunSen cho rằng, các nước thành viên cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thay đổi cơ cấu lao động từ kỹ năng giản đơn sang trình độ cao; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để tạo kết nối giữa các địa phương; đồng thời, thúc đẩy hoạt động hợp tác trong lĩnh vực logistics...Thủ tướng Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Thongloun Sisoulith, bày tỏ mong muốn khu vực tư nhân của GMS sẽ tăng cường kết nối để thúc đẩy sự phát triển của khu vực. Lào là quốc gia không có biển, nên muốn thúc đẩy kết nối đường bộ, đường sắt và đường hàng không với các nước trong khu vực trong khu vực.Trong bối cảnh 4.0 việc tận dụng các động lực mới là rất quan trọng, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan, Prayut Chan-o-cha, cho rằng, trong khu vực cần tăng cường tính kết nối và cần hài hòa hóa các khung khổ pháp luật; đồng thời liên kết các thị trường để tăng tính cạnh tranh. Thái lan khuyến khích khu vực tư nhân tham gia phát triển khoa học công nghệ, thúc đẩy chuỗi giá trị để không ai bị tụt hậu trước thời cuộc.Khuyến nghị từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi, khẳng định, ASEAN là khu vực phát triển năng động và được dự báo sẽ là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030. Tuy nhiên, vấn đề năng suất lao động thấp vẫn là thách thức đối với các nước ASEAN. Để tăng năng suất lao động, các nước ASEAN nói chung và khu vực GMS nói riêng cần phát triển cơ sở hạ tầng, cả cứng và mềm trong đó cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực.Kết nối công nghệ sẽ là yếu tố quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng. Các nước trong khu vực phải tận dụng những nền tảng từ kinh tế số. Cùng với đó, là tăng cường thương mại điện tử; phát triển nguồn nhân lực; phát triển các kỹ năng thích ứng với nền kinh tế số. Vai trò của khu vực kinh tế nhân cũng cần phải được chú trọng nhiều hơn, bằng cách thu hẹp khoảng cách phát triển và khả năng tiếp cận vốn và công nghệ. Cần tháo dỡ mọi rào cản đang thách thức khu vực này, ông Lim Jock Hoi, nhấn mạnh./.- Từ khóa :
- gms6
- clv10
- nguyễn xuân phúc
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị GMS6 - CLV10: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Thái Lan
18:56' - 30/03/2018
Chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gặp Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha nhân dịp dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị GMS6 - CLV10:Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo các địa phương Trung Quốc
17:29' - 30/03/2018
Cùng dự buổi tiếp với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có lãnh đạo các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu là các địa phương có nhiều hoạt động giao thương với các tỉnh của Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị GMS6 - CLV10: Ứng dụng công nghệ cao để thúc đẩy phát triển nông nghiệp khu vực
17:16' - 30/03/2018
Ứng dụng công nghệ cao để thúc đẩy phát triển nông nghiệp khu vực GMS là chủ đề phiên 2 thảo luận chuyên đề thuộc Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh GMS diễn ra chiều ngày 30/3 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị GMS6 và CLV10: Khai mạc Phiên họp mở rộng Hội đồng Kinh doanh GMS
11:08' - 30/03/2018
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết, với nỗ lực của các quốc gia thành viên và sự hợp tác của các tổ chức quốc tế, nhiều chương trình hợp tác GMS đã được hình thành.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
“Hàng rào” bảo vệ và kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng
20:24' - 21/11/2024
Bộ Xây dựng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường giám sát để chống gian lận thương mại và kiểm soát chất lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia
20:19' - 21/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia
19:43' - 21/11/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị Hàn Quốc hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam
18:49' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục đầu tư, mở rộng đầu tư vào Việt Nam, hợp tác đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, AI...
-
Kinh tế Việt Nam
Dồn sức sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm phát thải
18:14' - 21/11/2024
Đại diện chính quyền Cần Thơ mong muốn Đại sứ Hoa Kỳ và các Tổng lãnh sự, các tổ chức quốc tế trong thời gian tới ủng hộ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tiếp lãnh đạo Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc
18:07' - 21/11/2024
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình hoan nghênh và đánh giá cao IBK đã tài trợ cho Diễn đàn hợp tác đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam
17:43' - 21/11/2024
Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông tin về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện cho Việt Nam
17:40' - 21/11/2024
Ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện tình trạng khó tiếp cận thông tin thu, chi ngân sách tại các địa phương
17:25' - 21/11/2024
Việc tuân thủ quy định về công khai ngân sách huyện còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia đóng góp ý kiến vào các tiến trình ngân sách