Hơn 700 doanh nghiệp toàn cầu chung tay thúc đẩy định giá khí thải carbon
Microsoft, Walt Disney và General Motors là một số cái tên nổi bật trong số hàng trăm công ty đang thực hiện định giá khí thải carbon - cơ chế mà các công ty trả một khoản tiền tương ứng với lượng carbon dioxide mà họ thải ra môi trường - trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo công bố ngày 12/9 của Trung tâm Các giải pháp năng lượng và khí hậu (C2ES) đặt trụ sở tại Mỹ, có hơn 700 doanh nghiệp toàn cầu đang đặt mục tiêu áp dụng định giá khí thải carbon trước năm 2018.
Trong khi đó, có khoảng 500 công ty, trong đó bao gồm 80 doanh nghiệp Mỹ, đã và đang triển khai phương pháp này.
Ông Bob Stout, Phó Giám đốc chi nhánh tại Mỹ của Tập đoàn năng lượng Anh BP, cho biết trong bối cảnh thế giới đang ngày càng nhận thức sâu sắc về tác hại của biến đổi khí hậu, các nhà đầu tư cũng bắt đầu coi trọng khả năng thích ứng của các doanh nghiệp đối với những thay đổi về chính sách và xu hướng năng lượng trong tương lai.
Biến đổi khí hậu và định giá khí thải carbon rõ ràng sẽ là hướng đi của tương lai mà các doanh nghiệp cần bắt đầu quan tâm từ bây giờ.
Trong khi đó, Microsoft cho rằng định giá khí thải carbon là xu thế tất yếu.
Tập đoàn này cam kết thúc đẩy quan hệ hợp tác và đối tác với các nước để hỗ trợ các chính phủ hoàn thành các mục tiêu của Hiệp định Paris 2015 về chống biến đổi khí hậu.
Định giá khí thải carbon là cơ chế mà các công ty trả một khoản tiền tương ứng với lượng carbon dioxide (CO2) mà họ thải ra môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Giới chuyên gia đánh giá đây là biện pháp có hiệu quả cao để giảm lượng khí nhà kính phát thải.
Báo cáo của C2ES cho rằng việc thực hiện định giá khí thải carbon còn có thể giúp các doanh nghiệp trở nên "hấp dẫn" hơn trong mắt các nhà đầu tư khi gửi đi hình ảnh về hoạt động kinh doanh có trách nhiệm và tính toán trong dài hạn.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), có 42 chính phủ hiện đang áp dụng hoặc có kế hoạch áp dụng các biện pháp đánh thuế khí thải carbon, hoặc có cơ chế buôn bán hạn ngạch khí thải carbon.
Hiện đã có nhiều tập đoàn năng lượng của Mỹ như ExxonMobil bày tỏ ủng hộ chương trình đánh thuế khí thải carbon của Mỹ hướng tới mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính, được công bố và tuyên truyền rộng rãi từ hồi tháng 2.
Theo bản kế hoạch do Hội đồng Lãnh đạo khí hậu (gồm các tập đoàn dầu lửa lớn của Mỹ cũng như các doanh nghiệp như Pepsico, General Motors và Johnson & Johnson) xây dựng, thuế carbon sẽ bắt đầu ở mức 40 USD/tấn CO2 và sau đó sẽ tăng dần lên.
Số tiền thuế thu được sẽ được chuyển lại cho người dân Mỹ dưới dạng lợi tức, ví dụ ở mức thuế 40 USD/tấn CO2, trung bình một hộ gia đình 4 người sẽ nhận được 2.000 USD.
Theo các tác giả của bản kế hoạch, bao gồm các cựu ngoại trưởng Mỹ James Baker và George Shultz cùng cựu Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson, chương trình đánh thuế mới có thể thay thế các biện pháp dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama như đặt mức trần khí thải cho các nhà máy điện sử dụng than đá, và sẽ bao gồm một "thuế điều chỉnh biên giới" đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước không có cơ chế đánh thuế khí thải carbon.
Bên cạnh đó, bằng việc trực tiếp trả tiền cho lượng khí thải carbon của mình, các doanh nghiệp cũng sẽ hạn chế được việc vướng vào các vấn đề pháp lý.
Các chuyên gia cảnh báo muốn hạn chế mức nhiệt tăng ở 2 độ C vào cuối thế kỷ thì trước năm 2020, thế giới phải đạt được các cột mốc quan trọng.
Cụ thể, hoàn thành mục tiêu năng lượng sạch cung cấp 30% lượng điện tiêu thụ toàn cầu và nghiêm cấm hoàn toàn việc thành lập thêm các nhà máy điện sử dụng than đá sau năm 2020.
Nâng mức tiêu thụ xe điện từ 1% lượng xe bán ra tại thời điểm hiện tại lên 15% vào năm 2020.
Các phương tiện giao thông trọng tải lớn phải cải thiện 20% khả năng tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả trong khi ngành hàng không (hiện đang góp 2% vào tổng lượng khí thải toàn cầu) phải cắt giảm 20% lượng khí thải/ 1 km dịch chuyển so với hiện tại.
Lượng khí thải từ hoạt động phá rừng và canh tác nông nghiệp cũng phải giảm từ mức 12% hiện tại xuống 0% trong một thập kỷ.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng kêu gọi áp dụng các biện pháp cứng rắn để hạn chế mức xả thải carbon từ các ngành công nghiệp nặng cũng như các hoạt động xây dựng và hạ tầng.
Các chính phủ cũng như các ngân hàng phải tăng mức hỗ trợ cho việc áp dụng các biện pháp cắt giảm khí thải lên gấp 10 lần so với mức 81 tỷ USD hiện tại./.
Xem thêm:
>>>Thủ tướng chỉ đạo công tác chuẩn bị hội nghị về thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
>>>APEC 2017: Diễn đàn đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thựcTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC hợp tác để đảm bảo an ninh lương thực và ứng phó biến đổi khí hậu
14:32' - 21/08/2017
Ngày 21/8, PPFS tổ chức cuộc họp thường niên trong khuôn khổ Tuần lễ An ninh lương thực và đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ứng dụng thông tin thời tiết để ứng phó với biến đổi khí hậu
15:20' - 20/08/2017
Vviệc sử dụng dữ liệu thời tiết để phục vụ trong canh tác sản xuất là một trong những giải pháp thích hợp nhất với tình hình và nhu cầu hiện tại của nền nông nghiệp châu Á – Thái Bình Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Phát triển nông nghiệp bền vững, thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
14:21' - 18/08/2017
Phát triển nông nghiệp bền vững, thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là mối quan tâm chung và cần được tăng cường hợp tác để tìm ra giải pháp tổng thể của tất cả các nền kinh tế APEC.
-
Kinh tế Thế giới
Canada cam kết hỗ trợ Việt Nam giải quyết thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu
21:10' - 06/08/2017
Theo tin từ Philippines, hai bên nhất trí trong thời gian tới sẽ tiếp tục đưa các lĩnh vực hợp tác đi vào chiều sâu và nâng khuôn khổ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tuyên bố vẫn tham gia các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu
09:56' - 05/08/2017
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này vẫn sẽ tham gia các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu nhằm bảo vệ lợi ích của mình, bất chấp việc Washington đã rút khỏi Hiệp định Paris.
-
Đời sống
Biến đổi khí hậu dẫn tới gia tăng các vụ tự tử
14:19' - 01/08/2017
Biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng tới đời sống của con người, từ đó dẫn tới những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
UNIDO, WTO và IMF lo ngại về tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ
16:23'
Nhiều tổ chức quốc tế như UNIDO, WTO và IMF đã bày tỏ lo ngại về các tác động tiêu cực của thuế quan Mỹ với tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ứng phó với lệnh kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc
16:07'
Các doanh nghiệp Hàn Quốc như LS và POSCO đang nhanh chóng có biện pháp sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu đất hiếm để đáp trả đòn thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hệ thống điện Indonesia sẽ được bổ sung thêm hơn 2GW trong năm nay
15:37'
Indonesia đặt mục tiêu tăng công suất thêm hơn 2.000 MW, tương đương 2 Gigawatt (GW) điện năng trong năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và hướng đến mục tiêu tự chủ năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
LNG- giải pháp mới của Trung Quốc trong câu chuyện thuế quan với Mỹ
12:25'
Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan có thể tác động tiêu cực đến trung tâm tài chính hàng đầu châu Âu
08:16'
Kết quả khảo sát cũng cho thấy có sự sụt giảm về lòng tin sau khi Mỹ thông báo kế hoạch thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới đứng trước nhiều nguy cơ
08:15'
Mức thuế quan mới nhất do Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến hoạt động thương mại toàn cầu, qua đó tác động tiêu cực đến Kênh đào Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.