APEC 2017: Ứng dụng thông tin thời tiết để ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày 20/8, hội thảo “Xây dựng hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thích ứng – tiếp cận liên ngành sử dụng thông tin khí hậu phục vụ an ninh lương thực bền vững” thuộc khuôn khổ Tuần lễ An ninh lương thực và đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại thành phố Cần Thơ đã chính thức khép lại.
Trong 3 ngày làm việc, các đại biểu, chuyên gia và đại diện các nước thành viên APEC và các tổ chức quốc tế liên quan đã tập trung thảo luận, chia sẻ về tác động của thời tiết và khí hậu đến hệ thống sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thích ứng; vai trò của thông tin thời tiết, khí hậu đến hệ thống lương thực và làm thế nào để thông tin thời tiết, khí hậu được sử dụng hiệu quả trong việc xây dựng hệ thống sản phẩm nông nghiệp bền vững.
Ông Hong-Sang Jung, Giám đốc điều hành Trung tâm khí hậu APEC khẳng định, việc sử dụng dữ liệu thời tiết để phục vụ trong canh tác sản xuất là một trong những giải pháp thích hợp nhất với tình hình và nhu cầu hiện tại của nền nông nghiệp châu Á – Thái Bình Dương, vốn là khu vực chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Theo đó, dự báo khí tượng chính xác không chỉ giúp nông dân phòng bị, ứng phó với thiên tai mà còn có thể thiết lập kế hoạch sản xuất hiệu quả, khai thác tiềm năng khí hậu, qua đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững hơn.
Ví dụ như công tác dự báo nền nhiệt sẽ giúp chủ động trong việc lập phương án canh tác hợp lý; dự báo lượng mưa, khả năng mưa, độ ẩm và độ bay hơi giúp chủ động trong tưới nước, bón phân, làm cỏ; dự báo hướng gió và tốc độ gió giúp chủ động trong phun phân, tưới béo…
Tuy nhiên, theo ông Hong-Sang Jung, hiện nay, nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương còn khá xa lạ với các mô hình trạm khí tượng nông vụ chuyên biệt thu thập dữ liệu theo khu vực lắp đặt, mà chủ yếu phụ thuộc vào những thông số thời tiết chung do các trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương cung cấp; không phản ánh điều kiện thực tế của từng địa phương cũng như không đáp ứng được nhu cầu của nông dân về dự báo khí tượng để phục vụ sản xuất chuyên canh.
Bên cạnh đó, công tác phổ biến mô hình trạm khí tượng nông nghiệp đa năng của Trung tâm khí hậu APEC đến các nước thành viên cũng gặp không ít khó khăn do sự chênh lệch giữa các quốc gia trong kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật và khả năng phân tích, ứng dụng thông số khí hậu, môi trường vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Kết quả là dù được cung cấp cùng một hệ thống dự báo khí tượng nhưng chất lượng dữ liệu thu về tại một số nước lại không đạt tiêu chuẩn, không thể sử dụng trong hoạt động sản xuất thực tiễn. Tiến sỹ Trần Hồng Thái, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia Việt Nam cho biết, sau 30 năm đổi mới, đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, từ giai đoạn khó khăn, thiếu lương thực sau chiến tranh vươn lên trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu Đông Nam Á. Trong vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam cùng các Bộ, ngành hữu quan chủ trương đẩy mạnh hợp tác với các tập đoàn nông nghiệp đa quốc gia để ứng dụng hệ thống các trạm thời tiết thông minh giúp theo dõi và dự báo diễn biến thời tiết hiệu quả, phục vụ cho công tác sản xuất của bà con nông dân. Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị điện tử thông minh, cũng như nhận thức về tầm quan trọng của khí tượng nông vụ của bà con nông dân còn chưa cao nên việc thí nghiệm các mô hình dự báo khí tượng chưa phát huy hết hiệu quả mong muốn. Mặt khác, với địa hình 3/4 là đồi núi và dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, gây thiệt hại về kinh tế khoảng 1% GDP mỗi năm, vấn đề bảo đảm an ninh lương thực gắn với nông nghiệp phát triển bền vững đối với Việt Nam càng trở nên cấp thiết. Thông qua hội thảo, Việt Nam đặt mục tiêu hợp tác lâu dài với các quốc gia thành viên để cùng thực hiện khung chiến lược APEC về phát triển nông thôn bền vững, tăng cường an ninh lương thực và tăng trưởng có chất lượng.Đồng thời, tăng cường trao đổi, xúc tiến để thu hút đầu tư và chuyển giao kỹ thuật từ các doanh nghiệp quốc tế vào nông nghiệp Việt Nam, cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, đầu tư vào các nước trong khu vực nhằm xây dựng chuỗi nông sản theo hướng toàn cầu.
Bên cạnh đó, tập trung huy động tổng nguồn lực của xã hội và đặc biệt là nguồn quản trị trong khu vực nông nghiệp để thúc đẩy nông nghiệp trong toàn khối nói chung.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu thống nhất nhiệm vụ quan trọng trong công tác ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực của khối APEC trong thời gian tới chính là đẩy mạnh tích hợp thông tin thời tiết trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.Đồng thời, tổ chức trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo kiến thức và tay nghề giữa các quốc gia để cùng phát triển một hệ thống dự báo thời tiết nông vụ đồng nhất và toàn diện, vừa có thể bao quát xu thế khí tượng chung theo mùa và năm, vừa dự báo được tình hình khí hậu trong phạm vi khu vực cụ thể.
Đặc biệt ưu tiên mô hình trạm quan trắc thời tiết nông thôn cùng các cánh đồng tham chiếu để thực hiện đo đạc tình hình thời tiết và quan trắc chu kỳ sâu bệnh, qua đó đưa ra những thông tin dự báo có độ tin cậy cao, giúp nông dân sớm có biện pháp phòng ngừa thiên tai, dịch hại.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chuyển giao kỹ thuật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
15:01' - 20/08/2017
Ngày 20/8, Nhóm công tác hợp tác kỹ thuật nông nghiệp APEC (ATCWG) tổ chức buổi họp thường niên trong khuôn khổ Tuần lễ An ninh lương thực ...
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp thúc đẩy giá trị gia tăng
14:54' - 20/08/2017
Ngày 20/8, tại thành phố Cần Thơ, Nhóm Diễn đàn Đối thoại về Phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp (HLPDAB) đã tổ chức họp thường niên Diễn đàn phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp APEC.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thúc đẩy đầu tư thiết bị điện, điện tử
14:03' - 20/08/2017
Ngày 20/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tiểu ban về tiêu chuẩn và hợp chuẩn APEC (SCSC) tổ chức cuộc họp lần thứ 22 Ủy ban tư vấn pháp quy hỗn hợp về thiết bị điện và điện tử (JRAC).
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Minh bạch trong đàm phán các hiệp định thương mại
13:59' - 20/08/2017
Trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ 3 (SOM3), CTI đã tổ chức hội thảo về tăng cường tính minh bạch và sự tham gia trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.