Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2: Kịp thời có những phản ứng chính sách phù hợp
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 diễn ra chiều 1/3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế để kịp thời có những phản ứng chính sách phù hợp.
Cụ thể, cần chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, 19/NQ-CP, 35/NQ-CP và Chương trình hành động của bộ ngành, địa phương. Đặc biệt, các bộ, ngành cần nghiêm túc triển khai Công điện số 240/CĐ-TTg ngày 21/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng kịch bản tăng trưởng, trình Chính phủ trước ngày 15/3. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết, năm nay, các bộ, ngành sẽ tâp trung hoàn thiện một số dự án trọng điểm như dự án đường như đường sắt đô thị, sân bay Tân Sơn Nhất, sớm triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam… Ngoài ra tiếp tục cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng… Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định: “Không để lặp lại tư tưởng tháng Giêng là tháng ăn chơi, đó là quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội”. Tại cuộc họp báo, nhiều câu hỏi được báo giới đặt ra với đại diện các bộ ngành. Giải đáp về việc chưa có sự thống nhất giữa đơn vị tư vấn và Tp Hồ Chí Minh trong mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, cho biết, Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến phản biện trên cơ sở tính toán hiệu quả đầu tư, giá trị đồng tiền bỏ ra. Theo Thứ trưởng, sân bay Tân Sơn Nhất đã có quy hoạch, trước kia tư vấn Việt Nam lập và Bộ Giao thông Vận tải đã trình lên Chính phủ. Trên cơ sở tất cả quy hoạch của cảng hàng không trên toàn quốc, tất cả các dự án đầu tư; trong đó có dự án đầu tư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được Quốc hội thông qua về chủ trương. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải đã tìm tư vấn nước ngoài nghiên cứu, rà soát quy hoạch để xác định một cách khách quan nhất. Công ty tư vấn ADPi Engineering (Pháp) đã tổ chức nghiên cứu hết sức công phu, báo cáo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Cùng với đó, còn có ý kiến các nhà khoa học, nhà phản biện. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định phải đặt việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất trong bối cảnh phát triển chung cảng hàng không khu vực này và theo lộ trình đến năm 2025 đưa sân bay Long Thành vào khai thác. “Khi đưa vào khai thác sân bay Long Thành không có nghĩa sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đóng cửa, mà vẫn tiếp tục duy trì hoạt động, giống như một số sân bay tương tự tại Nhật Bản, Thái Lan...”, Thứ trưởng nói và cho biết, Bộ sẽ tiếp thu cả những ý kiến mang tính phản biện, hoàn thiện báo cáo trình Thủ tướng trong tháng 3. Làm rõ thêm vấn đề, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng cho phép Bộ Giao thông Vận tải thuê tư vấn nước ngoài đánh giá toàn diện và độc lập về các phương án quy hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Thời gian qua Tp. Hồ Chí Minh cũng chủ động có nhóm nghiên cứu của thành phố với tinh thần tích cực và trách nhiệm. "Thủ tướng đã nghe tổ tư vấn của Tp. Hồ Chí Minh báo cáo, việc các bên tư vấn có quan điểm khác nhau là bình thường. Trong tuần sau, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nghe các báo cáo liên quan và lãnh đạo Chính phủ sẽ xem xét vấn đề theo quy định", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói. Về phương án giải quyết trạm BOT Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ đã đưa ra 4 phương án nhưng các phương án này đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, thời gian thu phí cũng khác nhau. Thứ trưởng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm các phương án và báo cáo Thủ tướng trong vài ngày tới; trong đó có cả phương án giảm thu phí từ 30% đến 100% cho người dân ở các xã lân cận trạm BOT. Cũng liên quan đến ngành giao thông về đề xuất cấm xe hợp đồng hoạt động trên 11 tuyến phố để giảm ùn tắc giao thông của thành phố Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông bày tỏ việc ủng hộ thành phố trong việc tổ chức giao thông hợp lý. Theo Thứ trưởng, chức năng tổ chức giao thông thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội và Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội được phân cấp làm điều này. Quan điểm của Bộ là không nên phân biệt đối xử các loại xe. Trả lời vụ việc khách hàng mất tiền tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, vụ việc này diễn ra từ năm 2017, cuối năm 2017, cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo Eximbank tích cực phối hợp cơ quan pháp luật xử lý vụ việc. Quan điểm của NHNN là quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền ưu tiên lên hàng đầu. Qua nắm bắt, Eximbank đã gặp gỡ người gửi tiền, đưa ra những hướng xử lý trong khi chờ phán quyết cuối cùng. Phó Thống đốc cho biết, trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với khách hàng, tổ chức tín dụng sẽ tuân thủ hướng dẫn của NHNN. NHNN cũng không có chỉ đạo để phân biệt khách hàng VIP và khách hàng bình thường./.>>> Không lơ là nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trạm BOT Cai Lậy chưa có kế hoạch hoạt động trở lại
10:55' - 09/02/2018
Trạm thu giá BOT Quốc lộ 1 Tiền Giang đặt trên địa bàn huyện Cai Lậy (gọi tắt là BOT Cai Lậy) vẫn chưa có kế hoạch hoạt động trở lại
-
DN cần biết
Khẩn trương báo cáo Thủ tướng phương án giải quyết bất cập tại BOT Cai Lậy
20:54' - 30/01/2018
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các phương án giải quyết bất cập tại trạm thu giá BOT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12
19:55' - 09/01/2018
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 138/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34'
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10'
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42'
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53'
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48'
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng thị sát tiến độ cầu Rạch Miễu 2
12:51'
Sáng 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực tế tại hiện trường tiến độ dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.