Nghị quyết Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12
Tại Nghị quyết này, Chính phủ thống nhất chủ đề của năm 2018 là: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục phát huy kết quả đạt được, không chủ quan, khẩn trương khắc phục hạn chế, yếu kém; tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức; tiếp tục đoàn kết, nhất trí, đổi mới mạnh mẽ, năng động, sáng tạo, quyết tâm hành động, xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, trong sạch, liêm chính; nỗ lực thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ ngay từ những ngày đầu năm, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và 5 năm 2016 - 2020.
Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện cho nhân dân đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018, không để người dân bị thiếu đói, nhất là vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 22/12/2017 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết năm 2018; Chỉ thị số 48/CT-TTg ngày 27/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018; Công điện số 1882/CĐ-TTg ngày 08/12/2017 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất và Lễ hội Xuân 2018. Các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, thẩm quyền được giao chủ động giải quyết các kiến nghị của địa phương; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét. Văn phòng Chính phủ tổng hợp, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị của các địa phương. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương cần tiếp tục tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh, chú trọng thực hiện các giải pháp cải thiện mạnh mẽ các chỉ số còn dư địa, thấp điểm, thấp hạng; thúc đẩy tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn thuộc phạm vi quản lý, quyết tâm phấn đấu đưa Việt Nam vào nhóm ASEAN - 4 về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Trong đó tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành; bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền theo quy định; thường xuyên tổ chức đối thoại chính sách với doanh nghiệp, kịp thời xử lý những phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, xây dựng kế hoạch, xác định rõ tiến độ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý, nhất là những dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, 2019 và chương trình xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh năm 2018 để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật hiện hành liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác xây dựng thể chế pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, không để xảy ra tình trạng xin rút, xin lùi, nợ đọng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong chương trình. Công tác xây dựng thể chế pháp luật năm 2018 rất nặng nề, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ưu tiên thời gian, trực tiếp chỉ đạo, đổi mới cách làm, nâng cao chất lượng công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; phân công trách nhiệm cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc; tập trung nguồn lực cho công tác này, nhất là việc tổng kết, đánh giá, nghiên cứu, xây dựng dự án luật; lập kế hoạch, lộ trình phù hợp, bảo đảm chất lượng, tiến độ trình Chính phủ, hạn chế tối đa việc xin điều chỉnh tiến độ; Chủ động, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và các cơ quan của Quốc hội trong suốt quá trình nghiên cứu, soạn thảo, đặc biệt là khâu tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật, pháp lệnh... Chính phủ yêu cầu các địa phương phải đổi mới công tác đối thoại, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về các vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật; chủ động gửi các phản ánh, kiến nghị về bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành để xử lý theo thẩm quyền, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp. Các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức triển khai có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; cắt giảm các cuộc họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo không cần thiết; tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh và giảm chi phí cho doanh nghiệp; xem xét, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, chấn chỉnh hành vi nhũng nhiễu, thờ ơ, vô cảm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Đồng thời, các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 theo đúng tiến độ; trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và xây dựng Chính phủ điện tử theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành; xây dựng, hoàn thiện Kiến trúc Chính phủ điện tử của bộ, ngành, địa phương bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Khung Kiến trúc Chính phủ Việt Nam; phấn đấu đến cuối năm 2018, 100% các đơn vị thuộc bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; tập trung triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin một cửa điện tử tại các bộ, ngành, địa phương. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất việc triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, chia sẻ dữ liệu dùng chung giữa các bộ, ngành, địa phương; bảo đảm an toàn thông tin mạng, gắn kết giữa bảo đảm an toàn thông tin với phát triển Chính phủ điện tử và chính quyền điện tử các cấp; có biện pháp kiên quyết xử lý đối với trường hợp đưa tin xấu, độc, bịa đặt, vu khống dưới các hình thức trên mạng xã hội./.>>> Nghiên cứu, đề xuất việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý tiền ảo tại Việt Nam
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018
20:21' - 04/01/2018
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao 5 Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, NN&PTNT, Công Thương, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018.
-
Chuyển động DN
TKV thông tin về kết luận của Thanh tra Chính phủ trong chấp hành chính sách pháp luật
19:55' - 04/01/2018
TKV đã thông tin với các cơ quan báo chí về những nội dung được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đạt được mong đợi ban đầu
09:12' - 30/12/2017
Nhìn lại nửa nhiệm kỳ kiến tạo, hành động, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng kết quả ban đầu đã đạt kỳ vọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ cuối năm
19:59' - 29/12/2017
Ngay sau Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương về triển khai nhiệm vụ kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, chiều 29/12, Chính phủ họp thường kỳ tháng 12/2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Bộ Công Thương phải phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương
21:59' - 23/05/2025
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã họp với Bộ Công Thương về vấn đề phân cấp, phân quyền tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ này
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN xây dựng niềm tin vào tương lai kinh tế số
21:57' - 23/05/2025
Với quá trình số hóa trao quyền cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có gì ngạc nhiên khi nền kinh tế số của ASEAN được dự đoán sẽ đạt gần 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm Malaysia và dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 46
21:42' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần tạo điều kiện cho đơn vị y tế tự chủ về tài chính được chủ động mua sắm, đấu thầu
21:13' - 23/05/2025
Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu những vấn đề chính trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), đặc biệt là vấn đề chỉ định thầu và đấu thầu trong các lĩnh vực y tế, đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội chốt bổ sung dự toán chi thường xuyên hơn 4.300 tỷ đồng cho năm 2025
19:32' - 23/05/2025
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh đối thoại để sớm đạt tiến triển trong đàm phán
19:31' - 23/05/2025
Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Hoa Kỳ nhằm hướng tới một hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, cân bằng lợi ích, phù hợp với cam kết quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định rõ cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương
19:30' - 23/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46
19:29' - 23/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Hoa Kỳ hướng tới hợp tác kinh tế - thương mại ổn định và lâu dài
17:43' - 23/05/2025
Việt Nam có nhu cầu lớn, ổn định đối với các sản phẩm, thiết bị và dịch vụ có thế mạnh của Hoa Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng.