IMF nâng dự báo về tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2017
Tuy nhiên, IMF cũng cảnh báo về gánh nợ ngày càng lớn của cường quốc này làm gia tăng rủi ro về nguy cơ giảm tốc mạnh hơn của nền kinh tế.
Kinh tế Trung Quốc đã duy trì nhịp độ tăng trưởng 6,7% trong quý III/2016, chủ yếu nhờ chi tiêu của chính phủ gia tăng, thị trường bất động sản nóng lên và các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang nỗ lực duy trì tăng trưởng bền vững dựa vào chi tiêu tiêu dùng, thay vì phụ thuộc vào thương mại và đầu tư.Tuy nhiên Bắc Kinh liên tục “bơm” tín dụng vào nền kinh tế nhằm tránh để GDP suy giảm đột ngột và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Tổng nợ của Trung Quốc đã tăng lên mức tương đương 250% GDP trong năm 2016, dẫn đến các cảnh báo về khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể sẽ rơi vào cơn khủng hoảng tài chính hoặc giảm tốc mạnh. IFM cho biết, các gói kích thích của chính phủ có thể thúc đẩy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh hơn dự báo, đồng thời giúp kinh tế các quốc gia đối tác đi lên.Tuy nhiên, việc tiếp tục phụ thuộc vào các biện pháp kích thích kinh tế, tín dụng tăng trưởng mạnh, tiến trình giải quyết nợ doanh nghiệp diễn ra chậm chạp,.. là những yếu tố làm gia tăng rủi ro về nguy cơ sức tăng trưởng của nền kinh tế giảm tốc mạnh hơn.
Hồi tháng 3/2016 , Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ nỗ lực đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm từ 6,5% trở lên trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, để có thể thực hiện được mục tiêu xây dựng một “xã hội khá thịnh vượng” là đến năm 2020 tăng gấp đôi GDP và thu nhập bình quân đầu người của năm 2010. Trong một thông tin có liên quan, một số thành phố lớn tại Trung Quốc được dự báo sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng thấp hơn trong năm 2017. Thành phố Trùng Khánh, vốn là nơi có tốc độ phát triển nhanh nhất cả nước trong những năm gần đây, có thể sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 10% trong năm 2017, thấp hơn so với con số ước đạt 10,7% trong năm 2016. Còn tại Thượng Hải, trung tâm tài chính của Trung Quốc, chính quyền thành phố dự kiến đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm nay, giảm nhẹ từ mức khoảng 6,7% trong năm 2016. Thủ đô Bắc Kinh ước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,7% trong năm 2016, và đặt mục tiêu phát triển 6,5% trong năm nay.Còn sức tăng trưởng tại thành phố cảng Thiên Tân có thể giảm từ mức 9,3% trong năm 2015 xuống còn khoảng 9% trong năm 2016, và đang nhắm tới con số 8% cho năm 2017.
Theo kế hoạch, cơ quan thống kê Trung Quốc sẽ công bố số liệu về GDP năm 2016 vào ngày 20/1 tới đây.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giúp cải thiện bức tranh kinh tế toàn cầu
18:51' - 02/01/2017
Tân Hoa xã nhận định rằng Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% trong năm nay. Đây là dấu hiệu khá tích cực đối với nền kinh tế toàn cầu, vốn đang mong manh và đầy rủi ro.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia lưu ý 6 điểm về kinh tế Trung Quốc năm 2017
07:35' - 02/01/2017
Giới chuyên gia mới đây đã đưa ra 6 điểm cần theo dõi của kinh tế Trung Quốc trong năm 2017, sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới năm 2016 đã thích nghi được với tiến trình “bình thường hóa mới”.
-
Kinh tế Thế giới
Những trọng điểm kinh tế Trung Quốc trong năm 2017
14:03' - 26/12/2016
Bắc Kinh đặt mục tiêu sẽ duy trì chính sách tài khóa một cách chủ động và hiệu quả hơn, kết hợp với những chính sách về tiền tệ thận trọng và trung lập.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.