Kê khai tài sản còn hạn chế do chưa quản lý được dữ liệu kê khai
Sau khi nghe các ý kiến đóng góp, tranh luận của các đại biểu Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo, làm rõ một số vấn đề về hoàn thiện dự thảo Luật.
Nhiều ý kiến nhất trí việc mở rộng đối tượng kê khai tài sản
Tại phiên họp, nhiều đại biểu tập trung cho ý kiến về biện pháp minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập trong phòng, chống tham nhũng.
Dự thảo Luật đã quy định nội dung này thành một chương riêng với nhiều quy định mới, thực chất nhằm hướng tới việc kiểm soát được tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và một số người có chức vụ, quyền hạn khác.
Theo đó, Chính phủ trình hai phương án: Phương án 1 là mở rộng phạm vi người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đối với tất cả công chức khi được bổ nhiệm vào ngạch.
Phương án 2 là thu hẹp lại, chỉ áp dụng với đối tượng có hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên ở Trung ương, từ 0,9 trở lên ở địa phương và một số đối tượng có hệ số phụ cấp chức vụ dưới 0,7 trong một số lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao.
Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Lê Thị Thủy (Hải Dương) cho rằng, Đảng, Nhà nước đã có quy định về minh bạch tài sản, thu nhập và đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, việc kê khai, minh bạch tài sản đã dần đi vào nền nếp. Các cơ quan thẩm quyền đã có những thông tin thống kê về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.Do đó, vấn đề đặt ra là nghiên cứu, bổ sung các quy định về tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để đảm bảo cho việc kê khai tài sản trung thực, khách quan; nêu cao được tính tự giác, trách nhiệm của người có nghĩa vụ kê khai; hạn chế dần tính hình thức, để việc kê khai đi vào thực chất hơn.
Về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập, đại biểu Lê Thị Thủy ủng hộ việc tăng cường tính tập trung, từng bước thống nhất đầu mối quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập, mở rộng việc tiến hành, xác minh tài sản, thu nhập; tăng cường trách nhiệm giải trình tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai. Nhất trí với các ý kiến của nhiều đại biểu về khả năng tham nhũng không phụ thuộc vào hệ số chức vụ, đại biểu Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) nhất trí với phương án tất cả cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản. "Vấn đề đặt ra là chúng ta xử lý với bản kê khai như thế nào. Trường hợp nào sẽ xác minh, trường hợp nào sẽ công khai ở cơ quan, địa phương và rộng hơn. Tôi cho rằng, việc kê khai này rất tốt cho việc quản lý công chức, viên chức. Còn việc công khai, tôi đề xuất là phải phân hóa rõ các nhóm đối tượng kê khai, quy định rõ những trường hợp cụ thể" - đại biểu nêu ý kiến.Kê khai tài sản còn hạn chế không phải do diện kê khai rộng
Sau khi nghe các ý kiến đóng góp, tranh luận của các đại biểu Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo, làm rõ một số vấn đề để hoàn thiện dự thảo Luật.
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, việc mở rộng đối tượng điều chỉnh của Luật nhằm bám sát chủ trương, đường lối của Đảng.Phương án này còn xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi từ chính các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhằm xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, liêm chính. Công ước về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên cũng quy định áp dụng biện pháp phòng, chống tham nhũng đối với tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước.
"Do đó, trước mắt là phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật chọn các loại hình doanh nghiệp có nguy cơ cao phát sinh hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và hành vi đó gây ra hậu quả nguy hiểm cho cá nhân, tổ chức có liên quan. Trên cơ sở đó bắt buộc một số chủ thể phải áp dụng biện pháp phòng chống tham nhũng" - Tổng Thanh tra cho biết. Qua rà soát cho thấy, các luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Tài chính... ở mức độ nhất định đã có quy định nhằm phòng ngừa các hành vi vi phạm trong quản lý điều hành, nhưng chưa rõ và đầy đủ. Vì vậy cần đưa vào phạm vi điều chỉnh để áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng đối với khu vực ngoài Nhà nước. "Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật ra ngoài khu vực Nhà nước. Tuy nhiên nội dung cụ thể các quy định này còn có nhiều ý kiến về thu hẹp phạm vi, thẩm quyền thanh tra, phát hiện hành vi tham nhũng, sự thống nhất giữa các luật; các chế định từng bước phù hợp, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh...Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan soạn thảo sẽ hoàn thiện phạm vi điều chỉnh của Luật trên cơ sở đánh giá kỹ tác động của việc lựa chọn phương án, đảm bảo tính khả thi để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng" - Tổng Thanh tra nhấn mạnh.
Về công khai, minh bạch tài sản của người có chức vụ, quyền hạn, Tổng Thanh tra Chính phủ đánh giá, thực tế công tác này còn hạn chế không phải do diện kê khai rộng mà do không quản lý được dữ liệu kê khai, chưa kiểm soát được sự biến động và xác minh tài sản, thu nhập.Do vậy, dự thảo Luật quy định các cơ quan, tổ chức kiểm soát tài sản, thu nhập là cần thiết, nhằm hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Khó thu hồi tài sản bất minh
13:10' - 21/11/2017
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho rằng, hiện còn nhiều bất cập trong việc phòng, chống tham nhũng...
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Mở rộng phạm vi điều chỉnh dự án Luật Phòng, chống tham nhũng
12:36' - 21/11/2017
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Nhiều ý kiến trái chiều về phòng, chống tham nhũng
12:01' - 21/11/2017
Các đại biểu cho rằng, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả còn thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành
13:29'
Mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã được nâng lên đỉnh mái.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến đầu tư Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh theo hình thức BOT
13:28'
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 120.412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây lắp và thiết bị là 55.588 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 41.090 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Những điểm mới trong Điều tra doanh nghiệp năm 2025
11:49'
Kết quả từ Điều tra doanh nghiệp sẽ là cơ sở để các cấp lãnh đạo, quản lý xây dựng cơ chế, chính sách kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển...
-
Kinh tế Việt Nam
Số liệu thống kê mới nhất về xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam
09:58'
Lũy kế 2 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu gần 19,6 tỷ USD hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ (Mỹ), tăng 16.5% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam: Mức thuế đối ứng của Hoa Kỳ chưa phù hợp với thực tế hợp tác giữa hai nước
08:13'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: "Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ".
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng cấp Quốc lộ 50: Phải giải quyết mặt bằng để kịp thông xe cuối 2025
20:50' - 03/04/2025
Hiện dự án vẫn đang vướng mặt bằng, phải có đủ mặt bằng trước 30/4 tới, chủ đầu tư mới có điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công, kịp hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
20:40' - 03/04/2025
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Quyết định số 939/QĐ-BCT về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
20:35' - 03/04/2025
Nhiệm vụ của Hội đồng gồm xác định ưu tiên chiến lược, cơ chế, chính sách lớn trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ngành công thương
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh ứng phó với thuế suất mới của Mỹ
19:51' - 03/04/2025
Việc chuyển hướng sản xuất không phải một sớm, một chiều, song đã được nhiều doanh nghiệp triển khai lâu nay để ứng phó với biến động thương mại toàn cầu.