Bên lề Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Khó thu hồi tài sản bất minh
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho rằng, hiện còn nhiều bất cập trong việc phòng, chống tham nhũng như việc thu hồi tài sản bất minh, kê khai tài sản còn thiếu minh bạch... Bên hành lang Quốc hội, phóng viên đã ghi lại những ý kiến của các đại biểu về vấn đề này.
* Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Đoàn Hà Nội): Khó thu hồi tài sản bất minhViệc phát hiện và thu hồi tài sản khổng lồ của đối tượng tham nhũng là rất khó. Trước hết ở khâu phát hiện khi trong quy định về quản lý tài sản cá nhân còn nhiều bất cập. Người ta có rất nhiều cách để sang tên tài sản cho họ hàng, người thân; trong khi đó, các giao dịch trên thị trường vẫn sử dụng tiền mặt là chính...
Điều này làm cho việc quản lý tài sản rất khó khăn. Bên cạnh đó, việc kê khai tài sản hiện nay chỉ mang tính hình thức, bởi có những người có nhiều tài sản thì lại kê khai rất ít, hoặc có người ít tài sản nhưng lại kê khai đầy đủ. Đồng thời, việc kê khai tài sản lại không kèm theo tính công khai ở mức độ rộng rãi.
Do vậy, chính vì không biết người đó có khối tài sản là bao nhiêu và khi họ có hành vi tham nhũng thì có chăng việc xử lý chỉ giải quyết được phần nổi của tảng băng chìm. Cho nên, tình trạng kê khai có người rất giàu có nhưng vẫn phải mang những khoản nợ rất lớn và tôi cho rằng việc này là rất bất bình thường. Đây chính là những lý do mà trong cuộc phòng, chống tham nhũng đang gặp nhiều khó khăn. Tôi cũng hy vọng, với việc sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng lần này bên cạnh việc định hình để sửa đổi các luật khác liên quan thì phải có những giải pháp đồng bộ. Khi đó, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mới đạt được kết quả cao.Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu về thống kê và khuyến nghị của tổ chức minh bạch quốc tế về những lĩnh vực có nhiều tham nhũng thì phải tập trung vào các lĩnh vực này.
Theo đó, phải xác định các vị trí có khả năng, có nguy cơ tham nhũng. Có những ngành, lĩnh vực chỉ ở cấp chuyên viên là có thể tham nhũng, nhưng có những lĩnh vực phải ở vị trí lãnh đạo thì mới có thể tham nhũng vì chức vụ đó mới nhằm đến việc quản lý tài sản hoặc có những quyền hành nhất định liên quan đến tài sản. Bên cạnh đó, hiện nay, chúng ta mới chỉ quan tâm đến việc kê khai tài sản tại cơ quan, nhưng việc phòng, chống tham nhũng phải cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị; trong đó, vai trò của người dân là rất quan trọng. Trên thực tế, nhiều vụ tham nhũng bị phát hiện là do người dân phát hiện. * Đại biểu Lê Thị Thu Hồng (Đoàn Bắc Giang): Quy định rõ trách nhiệm người đứng đầuTheo tôi, đây là dự án Luật được rất nhiều cử tri quan tâm và thực tế trong thời gian vừa qua đã có một số vụ án tham nhũng bị phát hiện nhưng khi xử lý lại gặp rất nhiều khó khăn vì liên quan đến vấn đề kê khai, minh bạch tài sản, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu.
Đối với dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) lần này, tôi quan tâm nhất đến trách nhiệm của người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị có người có hành vi tham nhũng. Đây là nội dung tập trung vào Điều 92 và 94 của dự thảo Luật.Trước đây, Luật Phòng, chống tham nhũng (năm 2005) đã quy định nội dung này nhưng còn chung chung. Đối với Điều 92 và 94 tại dự thảo Luật lần này, tôi cho rằng phải quy định rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi xảy ra hành vi tham nhũng.
Theo tôi, đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà có người có hành vi tham nhũng thì người đứng đầu hoặc cấp phó phải chịu hình thức kỷ luật theo quy định. Bên cạnh đó, những cơ quan liên đới cũng phải có biện pháp xử lý. * Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn An Giang): Mua, bán tài sản phải thông qua hệ thống ngân hàng Thời gian qua, Luật Phòng, chống tham nhũng còn nhiều bất cập. Tôi cho rằng, nếu việc kê khai tài sản được làm chặt chẽ thì sẽ rất đơn giản trong việc phòng, chống tham nhũng. Tài sản ban đầu phải chứng minh được nguồn gốc thì mới kê khai được, chứ không thể nói rằng tài sản đó tôi được người nhà để lại. Một vấn đề mà tôi thấy chưa thấy cơ quan soạn thảo hay đại biểu nào đề cập đến, đó là các tài sản có giá trị lớn bắt buộc khi mua, bán phải thông qua hệ thống ngân hàng và không được dùng tiền mặt.Bởi, khi mua, bán thông qua hệ thống ngân hàng với giao dịch rõ ràng thì đã hạn chế tối đa được việc tham nhũng. Đồng thời, khi thực hiện kiểm tra xác minh tài sản cũng dễ dàng hơn.
* Đại biểu Sùng Thìn Cò (Đoàn Hà Giang): Chưa cương quyết thu hồi tài sản bất minhViệc kê khai tài sản là một vấn đề, nhưng kê khai xong thì cơ quan chuyên môn phải có trách nhiệm thẩm định lại. Đồng thời, kê khai đó phải được xác minh ở địa phương mà cán bộ đó cư trú hay cơ quan mà cán bộ đó làm việc xem kê khai đó đúng hay chưa đúng thì mới chính xác.
Đối với tài sản bất minh thì có nhiều vấn đề, mất nhiều thời gian vì cần quá trình điều tra, xác minh và kết luận về một con người không hề đơn giản bởi còn liên quan đến sinh mệnh chính trị, nghề nghiệp của người đó. Tôi cho rằng, việc thu hồi tài sản chủ yếu là do chưa cương quyết. Luật Phòng, chống tham nhũng rất hiệu quả và vừa rồi ít nhiều cũng răn đe một số cán bộ có hành vi tham nhũng. Thu hồi tài sản trước mắt sẽ khó khăn nhưng về lâu dài có thể thu hồi được, còn thu hồi được bao nhiêu chưa rõ và đó là mong muốn của Đảng, Nhà nước, cử tri, nhân dân và cả cá nhân tôi. Để việc phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, tôi cho rằng không có gì khó khăn lắm, nhưng cơ bản là cơ quan chức năng đi thực hiện nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra, xác minh các tài sản đã bị tham nhũng phải là những người thực sự liêm chính, chí công, vô tư mới làm được.Lực lượng đi xác minh thì thực sự phải rất có bản lĩnh. Nếu phát hiện những trường hợp tiêu cực thì theo chủ trương của Đảng, Nhà nước phải thay thế ngay, cho nghỉ việc, không thể dùng được.
* Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Đoàn Hà Nội): Nâng cao trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnViệc xử lý tài sản bất minh đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội. Thời gian qua, có nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử, mặc dù Tòa tuyên án rồi nhưng việc thu giữ tài sản bất minh chưa đáp ứng được yêu cầu, mong mỏi của nhân dân và cử tri cả nước, cũng như yêu cầu trong việc thi hành án hình sự.
Việc này có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, phải nâng cao vai trò của các cơ quan, tổ chức xã hội giám sát việc thực hiện các bản án đó. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người dân. Để khi các bản án đã được tuyên, các bị cáo đã có trách nhiệm hình sự với Nhà nước thì cũng phải có trách nhiệm trong việc bồi thường, bồi hoàn những tài sản bất minh. Thực tế, có nhiều trường hợp "hy sinh đời bố, củng cố đời con", người ta sẵn sàng làm những điều vi phạm pháp luật, tham nhũng tài sản của Nhà nước, và sẵn sàng vào tù để con cháu người ta được hưởng khối tài sản bất minh đó.Dưới góc độ đại biểu quốc hội, tôi cho rằng pháp luật phải được thực hiện công bằng, nghiêm minh. Đồng thời, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải đưa ra các giải pháp hữu hiệu hơn để nhân dân cả nước có thể tin tưởng vào hệ thống pháp luật, tin cậy vào công lý mà toà án đã xét xử và tuyên án trong các vụ án tham nhũng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Mở rộng phạm vi điều chỉnh dự án Luật Phòng, chống tham nhũng
12:36' - 21/11/2017
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Nhiều ý kiến trái chiều về phòng, chống tham nhũng
12:01' - 21/11/2017
Các đại biểu cho rằng, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả còn thấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao vào năm 2019
20:46' - 20/11/2017
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải rà soát các nghiên cứu trước đây về Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để cập nhật, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 22 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
20:26' - 20/11/2017
Thứ hai, ngày 20/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai các dự án thành phần Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
12:36'
Tỉnh Ninh Thuận đang dồn lực triển khai các dự án thành phần nhằm đảm bảo tiến độ cho hai dự án nhà máy điện hạt nhân, đặc biệt tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư gần 9.500 tỷ đồng làm tuyến đường ven biển thành phố Phan Thiết
11:06'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường ven biển qua trung tâm thành phố Phan Thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Mỹ
10:23'
Từ ngày 19-22/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên ngày 22/5 đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick tại trụ sở Bộ Thương mại Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung diện tích rào chắn phục vụ khoan hầm dự án đường sắt đô thị
08:21'
Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp phép bổ sung diện tích rào chắn thi công và phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công hạng mục thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
08:19'
Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.