Khắc phục điểm "vênh" về pháp luật đấu thầu Việt Nam
"Việt Nam chưa đưa ra bất kỳ cam kết quốc tế nào về mua sắm công nên pháp luật đấu thầu của Việt Nam cũng chưa chịu bất kỳ ràng buộc hay giới hạn nào".
Tại hội thảo “Rà soát pháp luật đấu thầu Việt Nam với các cam kết về mua sắm công trong EVFTA” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Đại sứ quán Vương quốc Anh và Bắc Ailen tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 27/1, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), đại diện Nhóm nghiên cứu cho biết như vậy.
Tuy nhiên, bà Trang cho rằng cần thiết phải xác định những điểm khác biệt để có sự điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp và theo hướng có lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khắc phục nguy cơ “vênh” giữa pháp luật đấu thầu Việt Nam so với các cam kết mua sắm công theo Hiệp định EVFTA.
Rà soát này của VCCI được thực hiện từ góc độ của doanh nghiệp, để từ đó có các đề xuất, giải pháp khả thi đảm bảo cho việc không chỉ tuân thủ các cam kết của Hiệp định EVFTA, mà còn phải mang lại lợi ích tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước.
So với các thông lệ quốc tế về đấu thầu, Luật Đấu thầu (sửa đổi năm 2013) được đánh giá là đã cơ bản thực hiện các nguyên tắc minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả liên quan tới một số quy định như thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu, thông tin sau khi trao hợp đồng, trình tự thực hiện hay thủ tục đấu thầu…
Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả, vẫn cần có các quy định chi tiết hơn nữa, để rút ngắn khoảng cách giữa thực tế thực thi với các quy định pháp luật.
Báo cáo của Nhóm nghiên cứu cho thấy, khá nhiều điểm khác biệt giữa cam kết của Hiệp định EVFTA so với pháp luật đầu thầu Việt Nam như các cam kết về sử dụng phương tiện điện tử; lý do lựa chọn nhà thầu, giá gói thầu, thời hạn tối thiểu để nộp hồ sơ thầu, điều kiện tham dự thầu… Đây là nhóm được gọi chung là “Nhóm chưa tuân thủ”.
Theo nhận định của bà Trang, Nhóm chưa tuân thủ chiếm khoảng 2/3 các nghĩa vụ cam kết. So với các cam kết riêng mang tính đặc thù của Hiệp định EVFTA yêu cầu mở cửa thị trường thì khó khả thi đối với pháp luật đấu thầu Việt Nam. Các cam kết về cạnh tranh, minh bạch cũng khó thực hiện do chi phí tuân thủ cao.
Do đó, cần phải xây dựng những văn bản riêng cho các cam kết đặc thù mà Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của hiệp định, hoặc cho các cam kết chưa thể thực thi trên diện rộng. Ngoài ra, cần sửa đổi pháp luật đấu thầu nói chung cho phù hợp với thực tiễn hội nhập và vì lợi ích của doanh nghiệp.
Ông Ninh Viết Định, Trưởng ban đấu thầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Chuyên gia quản lý về đấu thầu cho rằng, Luật Đấu thầu 2013 được ban hành khá phù hợp với tiến trình đàm phán hội nhập quốc tế; trong đó có nhiều nội dung liên quan tới các hiệp định thương mại tự do và TPP.
Luật Đấu thầu cũng có nhiều quy định nhằm đảm bảo quy luật cạnh tranh được vận hành tốt, phục vụ tích cực cho cơ chế thị trường phát triển. Do đó, không thể đòi hỏi việc sửa đổi ngay pháp luật Việt Nam về đấu thầu.
Tuy nhiên, để sửa đổi một số điểm "vênh" về khái niệm với các cam kết theo hiệp định, ông Định cho rằng, cần bỏ hẳn khái niệm “chỉ định thầu” như trong Luật Đấu thầu, bởi nó không giống với bất kỳ hình thức nào theo thông lệ quốc tế.
Thay vào đó, quy định một quy trình mở để đấu thầu hạn chế mời một hoặc một số nhà thầu đề xuất và thương thảo để có hình thức lựa chọn phù hợp.
Để đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu, ông Định cho rằng, Luật và điều kiện tại Việt Nam hiện chưa thực sự tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch.Vì thế, cần có những quy định về kiểm soát nhà thầu nước ngoài, quy định phải liên danh giữa nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, quy định tính độc lập giữa nhà thầu và các đối tượng khác tham gia trong quy trình đấu thầu nhằm tránh các xung đột.
Đồng tình với quan điểm này, ông Ngô Minh Hải, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp nhà nước, nhận định, theo 8 hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định theo luật, chỉ có 1 hình thức là đấu thầu cạnh tranh - đấu thầu rộng rãi.
Ngoài ra, toàn bộ đều là hình thức lựa chọn nhà thầu có điều kiện. Vậy phải cần từng quy định cụ thể với mỗi hình thức lựa chọn nhà thầu để đảm bảo dễ dàng thực thi và thống nhất trong quá trình thực hiện. Như ở Việt Nam, phải tuân thủ theo nguyên tắc chung là dường như quá “cứng nhắc”.
Ông Trần Trung Kiên, chuyên gia đấu thầu của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, Việt Nam cần có thêm các quy định về mở cửa thị trường trong hoạt động đấu thầu quốc tế.
Quy định về đấu thầu trong nước cũng cần phải được mở và điều chỉnh để cho phép sự tham gia của các nước trong khu vực, cũng như thành viên của hiệp định EVFTA…
Việc sửa luật có thực hiện được hay không, chưa biết. Song với tinh thần cầu thị và tiếp thu những giải pháp được góp ý bởi các chuyên gia nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp, kỳ vọng rằng các quy định về đấu thầu sẽ tạo nên môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài mà còn góp phần tăng tính thu hút đối với các nhà đầu tư Châu âu đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới./.
- Từ khóa :
- luật đấu thầu
- hội nhập
- mua sắm công
- evfta
- vcci
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Doanh nghiệp Việt Nam ở Séc kỳ vọng nhiều về EVFTA
08:51' - 04/12/2015
Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu có có gạo, thủy sản, hàng dệt may, giày dép, rau củ quả mà đây chính là những sản phẩm được người Việt tại CH Czech cũng như người dân Czech tiêu thụ mạnh nhất.
-
Kinh tế Việt Nam
Dệt may, Thủy sản và ngành gỗ đối mặt rào cản từ EVFTA
19:47' - 03/12/2015
Vấn đề về thuế sẽ trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn nhưng vấn đề và những rào cản kỹ thuật với một thị trường khó tính như EU chắc chắn sẽ trở nên khó khăn hơn
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành thép hưởng lợi gì từ EVFTA
19:27' - 03/12/2015
Việt Nam chưa đẩy mạnh xuất khẩu được mà vẫn chỉ ở thị trường truyền thống các nước khu vực ASEAN. Cơ hội sẽ là rất lớn nhưng doanh nghiệp có nắm bắt được hay không mới là điều quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Sau EVFTA, cần cẩn trọng với các rào cản kỹ thuật
08:30' - 03/12/2015
Một quan chức của Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, cảnh báo khi các rào cản về thuế quan được cắt giảm theo EVFTA, những rào cản khác có thể sẽ được dựng lên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02'
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.