Ngành thép hưởng lợi gì từ EVFTA

19:27' - 03/12/2015
BNEWS Việt Nam chưa đẩy mạnh xuất khẩu được mà vẫn chỉ ở thị trường truyền thống các nước khu vực ASEAN. Cơ hội sẽ là rất lớn nhưng doanh nghiệp có nắm bắt được hay không mới là điều quan trọng.
Doanh nghiệp ngành thép Việt Nam quy mô đa phần rất nhỏ nên năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Ảnh: TTXVN

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa chính thức kết thúc đàm phán với nhiều lợi thế cũng như cơ hội cho hàng hóa và doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU). Tuy nhiên, ngược lại, bài toán phải ứng phó hay chuẩn bị thế nào trước việc khi làn sóng hàng hóa và đầu tư nước ngoài tràn vào Việt Nam khi Hiệp định được ký kết và có hiệu lực đang là băn khoăn của nhiều các nhà quản lý doanh nghiệp khi chia sẻ với phóng viên TTXVN.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, với Hiệp định FTA Việt Nam – EU, tôi nghĩ cơ hội cho ngành thép nhiều hơn. Bởi ở khu vực này, Việt Nam chưa đẩy mạnh xuất khẩu được mà vẫn chỉ ở thị trường truyền thống các nước khu vực ASEAN. Cơ hội sẽ là rất lớn nhưng doanh nghiệp có nắm bắt được hay không lại là điều quan trọng.

Nhìn chung, trong bối cảnh hội nhập, để phát triển thì trước hết, ngay tại thị trường nội địa và để giữ được thị phần khi thép các nước tràn vào, doanh nghiệp cần nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của chính mình, có thể thông qua nâng cao chất lượng, giảm giá thành, hay đảm bảo thời gian, dịch vụ cung ứng sản phẩm. Vấn đề này, các doanh nghiệp cũng đã ý thức được và cũng đã có các biện pháp để nâng cao chất lượng.

Ông Sưa cho rằng, doanh nghiệp ngành thép Việt Nam quy mô  đa phần rất nhỏ, nên năng lực sản xuất, công nghệ, năng lực tài chính còn kém, điều này vô hình chung làm hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép trong nước. Do đó, ngành thép trong nước phải có được nhiều doanh nghiệp lớn như Hoa Sen hay Hòa Phát, những doanh nghiệp dạng “đầu tàu”, quy mô hàng triệu tấn/năm, với công nghệ hiện đại mới trụ được khi sản phẩm nước ngoài tràn vào.

Sản phẩm của Hoa Sen Group đã cạnh tranh được với thép nước ngoài vào Việt Nam. Ảnh:TTXVN

Bên cạnh đó, phải tìm hướng mở rộng hơn thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp thép không chỉ tập trung vào các thị trường truyền thống như ASEAN nữa, mà chúng ta phải hướng tới các thị trường mà Việt Nam đang hội nhập, tận dụng lợi thế về ưu đãi thuế quan.

Để làm được điều này, doanh nghiệp phải có chiến lược trong việc tìm hiểu kỹ những quy định, lộ trình cắt giảm thuế quan, luật lệ của các nước và cả những biện pháp phòng vệ thương mại để có ứng phó phù hợp. Như vậy, thì mới có thể đảm bảo xuất khẩu hàng vào các thị trường mới và tránh được những vụ kiện như những năm qua.

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hoa Sen Group bày tỏ, hội nhập thì lúc nào cũng mang đến cả thách thức và cơ hội không chỉ riêng FTA Việt Nam - Hàn Quốc hay Việt Nam - EU… Doanh nghiệp luôn ý thức việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời cắt giảm những chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả quản lý, sản xuất để làm sao giảm giá thành phẩm bán ra, tăng tính cạnh tranh hơn. Thời gian tới, doanh nghiệp vẫn duy trì chiến lược xây dựng chất lượng và thương hiệu,

Nhóm phóng viên BNEWS/TTXVN

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục