Khi công cụ thuế lợi bất cập hại
Chưa rõ các biện pháp tăng thuế nhập khẩu hàng hóa của chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và các đối tác thương mại lớn khác có góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ hay không, nhưng trên thực tế, sau những hiệu ứng tích cực từ chính sách thương mại cứng rắn, chính quyền Mỹ đã cảm nhận được những tác động từ "cơn gió ngược" do các biện pháp trả đũa thương mại của các nước.
Ngay sau khi Mỹ công bố mức thuế mới, Trung Quốc lập tức tuyên bố các biện pháp trả đũa nhằm vào hàng hóa của Mỹ với giá trị tương đương, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, ô tô và thủy sản, với ý đồ chính trị rõ ràng.Theo tính toán, các mặt hàng trong danh sách áp thuế trả đũa của Trung Quốc đều là các sản phẩm xuất khẩu quan trọng của các bang, vốn được coi là khu vực ảnh hưởng truyền thống của đảng Cộng hòa.
Trong bối cảnh cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ ở Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, việc áp thuế cao đối với các mặt hàng này, rõ ràng là Trung Quốc muốn đánh thẳng vào “kho phiếu” của đảng Cộng hòa.
Theo ông Gary Cohn, cựu cố vấn kinh tế của Tổng thống Trump, chính sách thương mại mang tính đối kháng, kéo theo phản ứng trả đũa của Trung Quốc có thể sẽ gây phương hại tới thành quả cải cách thuế, cũng như tác động tiêu cực tới tình hình kinh tế tốt đẹp hiện nay của Mỹ.
Để đối phó, chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ sử dụng một chương trình có từ thời Đại suy thoái để giúp các nông dân Mỹ chống chọi với cuộc chiến tranh thương mại đang leo thang với Trung Quốc, EU và các nước khác do chính Tổng thống Trump khơi mào.Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Tổng thống Trump xác định duy trì các biện pháp thuế quan như một thứ “vũ khí” cho cuộc “xung đột” này.
Trong một động thái cho thấy sự thừa nhận đầu tiên của chính quyền Trump về chính sách thương mại bảo hộ đang đe dọa người dân trong nước, ngày 24/7, Chính phủ Mỹ tuyên bố hỗ trợ 12 tỷ USD cho những nông dân chịu ảnh hưởng của các biện pháp trả đũa từ các đối tác nước ngoài. Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue, chương trình này sẽ hỗ trợ những người nông dân đang phải "gồng gánh" thiệt hại ước tính lên tới 11 tỷ USD do các hành động áp thuế trả đũa của các đối tác thương mại.Đây được coi là giải pháp "ngắn hạn" nhằm trợ giúp nông dân Mỹ, nhóm cử tri quan trọng đã giúp ông Trump giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, để chính quyền có thêm thời gian cho một thỏa hiệp lâu dài nhằm hỗ trợ ngành nông nghiệp và các lĩnh vực khác bị tổn hại do "các hành động thương mại bất bình đẳng của các nước khác".
Các chính sách thương mại của ông Trump đã trở thành trọng tâm trong một số cuộc chạy đua giành ghế Thượng viện Mỹ tại các bang thuộc vùng nông thôn trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ vào tháng 11 tới.Động thái nhằm giảm thiệt hại cho nhóm cử tri quan trọng này đã vấp phải nhiều lời chỉ trích từ các nông dân và các nghị sĩ ở vùng vành đai nông thôn, trong đó có các nghị sĩ đảng Cộng hòa.
Trong khi các nhóm nông dân kêu gọi chính phủ cần đưa ra một giải pháp lâu dài hơn, nhiều nghị sĩ Cộng hòa đã phản đối việc Tổng thống Trump dùng tiền thuế của dân để cứu các nhà nông đang bị ảnh hưởng trong cuộc chiến thương mại.Họ lên án kế hoạch trợ cấp trên chỉ tập trung ứng cứu những nông dân bị tổn thất do chính sách thương mại của ông Trump, nhưng không giúp đỡ các ngành nghề khác, cho rằng chính việc tăng thuế nhập khẩu đang làm hại những người nông dân này, khiến tình cảnh của người dân thêm tồi tệ và gói viện trợ mà chính phủ đưa ra sẽ chẳng thay đổi được gì.
Một số chính khách đã kêu gọi ông Trump chấm dứt ngay chính sách tăng thuế nhập khẩu hiện nay. Trên mạng xã hội Twitter, cựu ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ Rand Paul nhận định: “Các biện pháp thuế chính là các khoản thuế trừng phạt người tiêu dùng và các nhà sản xuất Mỹ. Nếu thuế quan gây tổn hại cho nông dân thì câu trả lời ở đây phải là xóa bỏ các biện pháp thuế quan”. Các ý kiến chỉ trích cho rằng thị trường đã phát triển trong suốt nhiều năm qua nhờ các thỏa hiệp về thương mại. Việc chính quyền Trump muốn xóa bỏ các thỏa hiệp này là hoàn toàn sai lầm, trong khi việc dùng tiền thuế của dân để hỗ trợ nông dân là bất công với các ngành nghề khác. Một số người lên án chính quyền tự gây nên một cuộc chiến thương mại không cần thiết, làm ảnh hưởng trực tiếp đến những người nông dân và giờ đây, ông Trump lại dùng tiền thuế của dân để xoa dịu tình hình. Thượng nghị sĩ Benjamin Sasse, một người thường xuyên chỉ trích ông Trump, cho rằng các chính sách thương mại của Tổng thống gợi nhớ tới thời kỳ bất ổn kinh tế nguy hiểm. Ông nói: “Các biện pháp thuế và gói giải cứu của chính quyền sẽ không đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại, chúng chỉ khiến Mỹ trở lại năm 1929”. Theo giới quan sát, việc chính phủ quyết định vung tiền cứu trợ nông dân cho thấy bản thân ông Trump cũng nhận ra việc tăng thuế nhập khẩu đang gây tổn thất cho người dân Mỹ. Chính phủ Mỹ cũng có những động thái điều chỉnh theo hướng hòa dịu nhằm giảm bớt những tác động bất lợi từ các biện pháp thuế.Trong cuộc đối thoại ngày 25/7 giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker tại Nhà Trắng, hai bên đã đồng ý giảm thiểu căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương nhằm tránh một cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 đồng minh truyền thống.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin ngày 26/7 xác nhận rằng Mỹ sẽ không đánh thuế nhằm vào ô tô của EU. Tuy nhiên, EC đã tuyên bố rằng lĩnh vực nông nghiệp sẽ không nằm trong phạm vi các cuộc thảo luận giữa Mỹ và EU, cho thấy cuộc đàm phán thương mại Mỹ-EU sẽ còn cam go và câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đây.
Với việc theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ, dựng lên các hàng rào quan thuế nhằm bảo vệ sản xuất nội địa, ý đồ của Tổng thống Trump là muốn thiết lập một trật tự thương mại công bằng cho nước Mỹ, kéo thật nhiều việc làm về trong nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tranh cử là "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại".Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh những tác động ngược và chính người lao động Mỹ đang đứng trước nguy cơ mất việc làm do tiêu thụ hàng hóa sụt giảm mạnh vì mất thị trường truyền thống.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và các nền kinh tế lớn trên thế giới kéo theo các đòn "ăn miếng, trả miếng" có thể kéo dài, tác động mạnh tới kinh tế Mỹ và thương mại toàn cầu. Thượng nghị sĩ Ron Johnson, đại diện cho bang Wisconsin, cảnh báo rằng sẽ không có ai giành chiến thắng trong cuộc chiến thương mại và bên thua thiệt nhiều nhất có thể chính là người lao động Mỹ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tiêu điểm trong ngày: Mỹ-EU "hãm phanh" căng thẳng
18:52' - 26/07/2018
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được “bước đột phá” quan trọng trong việc tháo ngòi nổ cho cho một cuộc chiến thương mại có thể xảy ra giữa hai bờ Đại Tây Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và EU nhất trí giảm căng thẳng thương mại
07:39' - 26/07/2018
Rạng sáng nay 26/7 theo giờ Việt Nam, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã nhất trí giảm rào cản thương mại giữa hai bên.
-
Giá vàng
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, vàng thế giới vẫn mất giá
13:17' - 14/07/2018
Sự biến động của đồng USD được coi là nhân tố chính tác động đến thị trường vàng thế giới tuần qua. Các chuyên gia ước tính giá vàng giao ngay giảm khoảng 1% trong tuần.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05' - 18/04/2025
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26' - 18/04/2025
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.