Khủng hoảng thép: Các quốc gia kêu gọi hành động khẩn cấp

14:54' - 20/04/2016
BNEWS Bắc Kinh hiện đang bị cáo buộc đã “làm ngập” thị trường thép toàn cầu, với giá bán rẻ hơn chi phí sản xuất và vi phạm các nguyên tắc thương mại quốc tế.
Ngành thép châu Âu đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ thép Trung Quốc. Ảnh: TTXVN

Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và sáu quốc gia khác kêu gọi hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng dư thừa sản lượng thép trên toàn cầu, một ngày sau khi Trung Quốc và các quốc gia sản xuất thép hàng đầu khác không nhất trí được các biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng ngành thép hiện nay.

Theo một tuyên bố chung do Bộ Thương mại Mỹ công bố, các đại diện của Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng thuận trí phải nhanh chóng tái cơ cấu ngành công nghiệp thép theo định hướng của thị trường.

Các nước trên cũng nhất trí rằng các chính phủ không nên trợ giá và có các hình thức hỗ trợ khác để duy trì các nhà máy thép làm ăn thua lỗ hoặc khuyến khích việc gia tăng sản lượng.

Các bộ trưởng và quan chức cấp cao của hơn 30 nước vừa có cuộc họp vào ngày 18/4 tại Brussels do Bỉ và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đồng chủ trì, trong đó kết luận rằng việc dư thừa sản lượng thép hiện nay cần phải được giải quyết bằng cách tái cơ cấu ngành thép.

Trung Quốc, quốc gia có sản lượng thép chiếm hơn 50% sản lượng toàn thế giới, đã đẩy mạnh xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài trong nhiều năm trở lại đây.

Bắc Kinh hiện đang bị cáo buộc đã “làm ngập” thị trường thép toàn cầu, với giá bán rẻ hơn chi phí sản xuất và vi phạm các nguyên tắc thương mại quốc tế.

Cuộc khủng hoảng thép “nóng lên” trong nhiều tháng trở lại đây sau khi Tata Steel, tập đoàn thép lớn nhất Ấn Độ và lớn thứ sáu thế giới, loan báo kế hoạch bán các nhà máy thép tại nước Anh, khiến 15.000 lao động tại "xứ sở sương mù" đứng trước nguy cơ mất việc.

Hơn 40.000 công nhân ngành thép Đức đã biểu tình phản đối việc nhập khẩu thép giá rẻ từ Trung Quốc.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục