Kiểm soát CPI: Cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2017 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 29/3 tại Hà Nội, bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I tăng 4,96% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, tháng 1 tăng 5,22%, tháng 2 tăng 5,02%, tháng 3 tăng 4,65% so với cùng kỳ, như vậy CPI so cùng kỳ đang giảm dần.
Tuy nhiên, Vụ trưởng Vũ Thị Thu Thủy cho rằng, để kiểm soát CPI bình quân dưới 4%, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường nhất là các mặt hàng thiết yếu (gạo, xăng dầu, sắt thép, phân bón…) để cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý.Việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý nên tách ra các đợt và điều chỉnh trùng hoặc sau các tháng của năm trước đã điều chỉnh để số liệu so cùng kỳ không tăng cao. Nên tận dụng các tháng có CPI tăng thấp để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý để hạn chế lạm phát kỳ vọng.
Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 3 năm 2017 tăng 0,21% so với tháng trước, tăng 4,65% so cùng kỳ năm trước và tăng 0,9% so với tháng 12 năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 8 nhóm tăng, cụ thể, thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với mức tăng 7,51%; giáo dục tăng 0,75%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,5%; giao thông tăng 0,39%, các nhóm còn lại chỉ tăng từ 0,03-0,06%. Có 3 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm, đó là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,87%; may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,12%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,02%. Tại cuộc họp báo, bà Vũ Thị Thu Thủy cho biết, theo quy luật tiêu dùng CPI tháng 3 hàng năm thường có xu hướng giảm do nhu cầu tiêu dùng sau Tết Nguyên đán giảm, tuy nhiên CPI tháng 3 năm nay tăng do Chính phủ chủ động điều chỉnh giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục. Theo đó, giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính; giá các mặt hàng dịch vụ y tế tiếp tục áp dụng cho đối tượng có bảo hiểm y tế bước 2 ở 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phú Thọ, Bình Định, Hải Phòng, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Ninh Bình, Bà Rịa Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh) làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế cả nước tăng 9,86%.Thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đã tăng học phí các cấp làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 0,75%.
Bên cạnh đó, giá xăng, dầu được điều chỉnh giảm hai đợt vào ngày 6/3/2017 và ngày 21/3/2017, giá xăng giảm 790 đồng/lít, giá dầu diezen giảm 480 đồng/lít nhưng vẫn còn bị ảnh hưởng của đợt tăng giá vào ngày 18/2/2017 làm cho nhóm giao thông tăng 0,39%. Giá gas còn chịu ảnh hưởng từ đợt tăng giá của tháng trước nên chỉ số giá gas tăng 1,48% so tháng trước. Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng nhẹ; chủ yếu ở giá vật liệu xây dựng tăng 0,53% so với tháng trước do nhu cầu xây dựng bắt đầu tăng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khiến cho CPI giảm trong tháng 3, đó là: nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ của người dân sau Tết Nguyên đán giảm, giá các mặt hàng trở về mặt bằng trước Tết Nguyên đán, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,87%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,02%; may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,12%. Cũng trong tháng 3, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, lên mức 0,75-1%, nên giá vàng thế giới bình quân tháng 3 đến ngày 24/3/2017 ở mức 1224,13 USD/ounce, giảm 12,7 USD so với mức giá bình quân tháng 2. Bình quân giá vàng tháng 3 giảm 0,28% so với tháng trước, giá vàng trong nước dao động quanh mức 3,6 triệu đồng/chỉ vàng SJC. Đối với USD, nhu cầu về ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên vật liệu tăng nên giá USD trên thị trường tăng hơn tháng trước nhưng không đột biến, giá bình quân ở thị trường tự do tháng này ở mức 22.700-22.800 VND/USD Cũng tại cuộc họp báo, Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 3 năm 2017 ổn định so với tháng trước và tăng 1,6% so với cùng kỳ; 3 tháng đầu năm 2017 so cùng kỳ tăng 1,66%.Trong quý I, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục. Lạm phát cơ bản quý I năm 2017 so cùng kỳ ở mức dưới 2% phản ánh chính sách tiền tệ đang được điều hành ổn định.
Để đạt được mục tiêu, kiểm soát lạm phát năm nay ở mức 4%, Tổng cục Thống kê cho biết, các ngành, các cấp đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp. Theo đó, ngành công thương phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại dự trữ hàng hóa, tham gia bình ổn thị trường phục vụ Tết Nguyên đán nên không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến vào dịp Tết. Bộ Tài chính cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc triển khai quản lý bình ổn giá tại một số địa phương. Về quản lý giá xăng dầu, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương điều hành kinh doanh xăng dầu phù hợp tình hình thị trường thế giới và trong nước góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô. Tuy nhiên, với cách công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ và biên độ giao dịch là +/-3%, nên tỷ giá trong nước không biến động lớn. Giá vàng trong nước biến động cùng xu hướng với giá vàng thế giới, nhu cầu vào dịp Tết Nguyên đán cùng với ngày Thần Tài tăng nên giá vàng tăng theo nhưng không có tình trạng “sốt vàng” gây bất ổn đến tình hình kinh tế - xã hội… Về chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2017, Tổng cục Thống kê dự báo tăng cao hơn mức tăng CPI tháng 3/2017 do giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc tăng nhẹ. Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành có thể tăng giá dịch vụ giáo dục theo lộ trình Nghị định 86/2015 của Chính phủ và giá nước sinh hoạt tăng…/.- Từ khóa :
- cpi tháng 3
- quý I
- tăng giá
- giảm giá
- mặt hàng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
CPI tiếp tục tăng trong tháng 2/2017
14:49' - 28/02/2017
Giá xăng dầu điều chỉnh tăng trong tháng 2/2017, làm chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 1,19% so với tháng trước, góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,05%
-
Kinh tế Thế giới
CPI tháng 12 Tp. Hồ Chí Minh tăng 0,52%
18:26' - 29/12/2016
Chiều 29/12, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 của thành phố.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.