CPI tiếp tục tăng trong tháng 2/2017
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 28/2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 năm 2017 tăng 0,23% so với tháng trước và tăng 5,02% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân hai tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm trước tăng 5,12%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng; trong đó, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,77%, giao thông tăng 0,56%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,22%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,15%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%.
Có 3 nhóm giảm là bưu chính viễn thông giảm 0,07%; may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,05%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,01%. Nhóm giáo dục ổn định.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê giá, Tổng cục thống kê cho biết, CPI tháng 2/2017 tăng chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng trong tháng Tết, ngày Rằm tháng Giêng và tại các địa phương diễn ra nhiều lễ hội nên giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và hoa tươi tăng cao. Bên cạnh đó, giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo bước 2 bao gồm chi phí tiền lương của Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính ở khu vực thành thị tỉnh An Giang nên làm cho chỉ số giá nhóm dịch vụ y tế cả nước tăng 0,27% so với tháng trước. Mặt khác, giá xăng dầu bị ảnh hưởng của hai đợt điều chỉnh tăng vào ngày 03/02/2017 và ngày 18/02/2017 làm chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 1,19% so với tháng trước, góp phần làm cho CPI tăng khoảng 0,05%. Nhu cầu đi lại tăng cùng với giá xăng dầu tăng nên giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,5% so tháng trước. Ngành đường sắt cũng áp dụng chính sách tăng giá chiều đông khách 20% và giảm giá 16% chiều vắng khách (chiều từ Tp. Hồ Chí Minh ra Hà Nội) nên chỉ số giá nhóm hàng vé tàu hỏa tăng 2,57% so với tháng trước. Bên cạnh những yếu tố gây tăng giá nêu trên cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế CPI trong tháng 2/2017 như giá thịt lợn giảm 1,49% do nhu cầu tiều dùng trong nước giảm và do xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch bị hạn chế nên sản lượng thịt lợn trong nước dồi dào. Trong khi đó, thời tiết nắng ấm nên sản lượng rau tươi dồi dào, theo đó giá rau tươi cũng giảm 4,13%. Ngoài ra, nhu cầu mua sắm quần áo giảm và thời tiết đang chuyển mùa nên người bán chủ động giảm giá nhiều mặt hàng làm cho chỉ số nhóm may mặc giảm 0,05%. Cũng trong tháng 2, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới, bình quân dao động quanh mức 3.690.000đ/chỉ vàng SJC. Giá vàng liên tục tăng bất chấp tin đồn về việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị tăng lãi suất. Ngoài ra, giá vàng trong nước tăng giá do trong tháng có ngày Thần Tài nên nhu cầu người dân mua vàng tăng. Mặc dù, đồng USD trên thị trường quốc tế tăng mạnh hơn so với các đồng tiền khác do khả năng tăng lãi suất sớm của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FEB). Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá trong nước khá ổn định do lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào cùng với nhu cầu về ngoại tệ đầu năm của doanh nghiệp không cao. Do đó, tỷ giá VND/USD tháng này gần như ổn định, xoay quanh 22.800 VND/USD. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 2/2017 tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 1,51% so với cùng kỳ. Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng đầu năm 2017 so cùng kỳ năm trước tăng 1,69%. Trong tháng 2/2017, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế. Lạm phát cơ bản tháng 2/2017 so cùng kỳ ở mức dưới 2% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định. Về chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2017, Tổng cục Thống kê dự báo sẽ tăng cao hơn ở mức tăng CPI tháng 2/2017 do giá xăng, dầu biến động theo giá thế giới tác động vào CPI; giá dịch vụ y tế có thể tăng tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo lộ trình Thông tư 37 cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ
10:46' - 02/02/2017
CPI tháng 1/2017 tăng chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng nên giá một số mặt hàng về lương thực, đồ uống, may mặc tăng cao hơn tháng trước.
-
Kinh tế Thế giới
CPI tháng 12 Tp. Hồ Chí Minh tăng 0,52%
18:26' - 29/12/2016
Chiều 29/12, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 của thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng cục Thống kê: Năm 2016, thành công trong kiểm soát lạm phát
11:56' - 28/12/2016
Năm 2016 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong điều kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại ...
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội tháng 12 giảm nhẹ
11:59' - 27/12/2016
Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 12 trên địa bàn Thủ đô giảm nhẹ.
-
Kinh tế Việt Nam
CPI tháng 11 của Tp. Hồ Chí Minh tăng 0,55%
18:52' - 29/11/2016
Chiều 29/11, Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2016 của thành phố tăng 0,55% so với tháng 10/2016 và tăng 3,77% so với cùng kỳ năm 2015.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 11, CPI tăng do giá thực phẩm tăng khá mạnh
10:41' - 28/11/2016
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 28/11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2016 tăng 0,48% so với tháng trước, tăng 4,52% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,5% so với tháng 12 năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18'
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31'
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30'
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.