Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia 2018: Đề thi có nhiều câu hỏi thú vị
Sáng 27/6, các thí sinh tham dự kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018 làm bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội với ba môn Địa lý, Lịch sử và Giáo dục công dân theo hình thức trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian nghỉ giữa các môn thi).
Đề thi có nhiều câu hỏi thú vị Chia sẻ sau buổi thi bài Tổ hợp Khoa học Xã hội tại điểm thi Trường Trung học Phổ thông Đoàn Kết (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Trung học Phổ thông Thăng Long (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), hầu hết các thí sinh đều cho rằng đề thi cả 3 môn Địa lý, Lịch sử và Giáo dục công dân năm nay có nhiều câu hỏi thú vị, mức độ không quá khó, vừa sức với thí sinh.Trong 3 môn, các thí sinh cho rằng dễ nhất là đề thi môn Địa lý, còn đề thi môn Lịch sử và Giáo dục công dân hơi dài. Hầu hết các thí sinh làm tốt khoảng 60 - 70% tổng số câu hỏi của mỗi môn.
Thí sinh Phương Du dự thi tại điểm thi Trung học cơ sở Đống Đa (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ, đề thi tổ hợp Khoa học Xã hội khá dễ. Đối với môn Địa lý chỉ cần sử dụng Atlat là có thể làm được trên điểm liệt. Còn môn Giáo dục công dân có nhiều câu hỏi ứng dụng thực tiễn khá hay phù hợp với học sinh. Riêng môn Lịch sử khá khó, có một số câu hỏi ngoài, nâng cao và khá chi tiết nên học sinh chịu khó nghe giảng, đọc thêm ở ngoài thì có thể làm tốt. Theo đánh giá của cô Lê Thị Hải Anh, Tổ trưởng tổ chuyên môn Trường Trung học Phổ thông Thăng Long (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), với môn Địa lý mã đề 302, cấu trúc đề thi giống với đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài những câu hỏi với kiến thức cơ bản, đề thi còn có những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải có kỹ năng vận dụng và tư duy liên hệ kiến thức địa lý. Các câu hỏi trong đề thi rõ ràng, kiến thức hoàn toàn nằm trong chương trình đã học và không đánh đố học sinh.Nhìn chung, đề thi năm nay theo đúng tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra và đảm bảo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Riêng về kỹ năng thực hành, có 11 câu thuộc phần khai thác Atlat Địa lý, đọc phân tích nhận xét bảng số liệu 2 câu và nhận diện dạng biểu đồ 2 câu.
Đối với học sinh được ôn luyện kỹ thì các kỹ năng nhận biết như: Khai thác Atlat không quá khó. Chỉ cần học sinh đọc kỹ câu hỏi và tìm đúng trang Atlat là có thể trả lời được. Đối với các câu hỏi nhận xét, phân tích bảng số liệu nhận diện biểu đồ, ngoài kỹ năng tính toán, học sinh phải có tư duy liên hệ với kiến thức về Địa lý.
Về lý thuyết, đề thi có sự phân hóa rõ rệt, mức độ khó tăng dần. Kiến thức bao quát cả lớp 11 và lớp 12. Tuy nhiên, đề hơi dài, do đó học sinh phải biết kỹ năng đọc hiểu và tổng hợp kiến thức mới có thể làm trọn vẹn.
Về đề thi môn Giáo dục công dân, cô Nguyễn Thị Thu Huyền, giáo viên Trường Trung học Phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng, đề thi đảm bảo chuẩn kiến thức cơ bản, có tính phân loại cao, đáp ứng yêu cầu của kỳ thi 2 trong 1. “Cấu trúc đề thi giống đề thi minh họa nhưng có phần khó hơn, trong đó có 60% câu hỏi là của phần nhận biết và thông hiểu; số còn lại là câu vận dụng.Tuy nhiên, phần vận dụng tương đối khó khi phần nhiều là các câu hỏi vận dụng cao. Học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản mới có thể làm tốt các câu vận dụng này”, cô Nguyễn Thị Thu Huyền cho biết.
Đề thi môn Lịch sử khá khó Ghi nhận tại điểm thi trường Trung học Phổ thông Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội), đa số thí sinh đều cho rằng đề thi môn Lịch sử khó nhất trong ba môn thi. Thí sinh Huyền Trang chia sẻ: Đề thi Lịch sử của em toàn bộ là kiến thức về lịch sử Việt Nam, giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ. Đề Lịch sử khó nhất còn đề thi Địa Lý và Giáo dục công dân thì bình thường. Em chỉ mong đạt đủ điểm tốt nghiệp. Em Nguyễn Long Thành, học sinh trường Trung học Phổ thông Việt Nam – Ba Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, nội dung đề thi môn Lịch sử không giống so với những nội dung em đã được ôn luyện. Khi đọc đề xong em khá hoang mang. Trong ba môn thi hôm nay, đề thi môn Lịch sử khó nhất còn môn Giáo dục công dân dễ hơn. Tại điểm thi Trường Trung học Phổ thông Long Xuyên (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) thí sinh Nguyễn Thị Thanh Loan cho biết, đề thi môn Lịch sử năm nay khá khó và nhiều kiến thức nâng cao, nhiều câu đòi hỏi thí sinh phải tư duy, xâu chuỗi các sự kiện mới có thể làm được. Bản thân em chỉ làm được khoảng 60% đề thi. “Với môn Lịch sử, những học sinh học không có kiến thức xã hội tốt để vận dụng, chỉ chăm chăm học thuộc lòng sẽ làm bài không tốt” – thí sinh Vũ Thái Phong, Trường Trung học Phổ thông Marie Currie (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ. Dự thi tại điểm thi Trường Trung học Phổ thông Lê Thị Hồng Gấm (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), thí sinh Đinh Viết Triệu cho rằng, môn Lịch sử có kiến thức khá dàn trải, bao quát chương trình và có những chi tiết rất nhỏ nên khó nhớ. Em dự đoán, môn Lịch sử em được từ 4-5 điểm, hai môn còn lại chắc điểm sẽ cao. Tương tự, em Nguyễn Thị Kim Trang, học sinh Trường Trung học Phổ thông Lê Thị Hồng Gấm (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, đề thi môn Lịch sử khó nhất và em chỉ làm được điểm trung bình, hai môn còn lại điểm sẽ cao. Với môn Lịch sử, cô Lê Thị Mỹ Dung, giáo viên Trường Trung học Phổ thông Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, Hà Nội) nhận xét, trong 40 câu có 8 câu là kiến thức lớp 11, đảm bảo tỷ lệ 20%, đều là phần kiến thức cơ bản và học sinh đã được ôn tập. Các câu còn lại nằm toàn bộ ở phần kiến thức lớp 12.Với việc lần đầu tiên học sinh phải thi cả phần kiến thức lớp 11 trong đề thi, học sinh buộc phải học nghiêm túc, biết khái quát kiến thức một cách cơ bản và có hệ thống, không thể học lệch, học tủ.
Đặc biệt, đề thi năm nay, học sinh chỉ cần hiểu bản chất các sự kiện lịch sử, các vấn đề lịch sử mà không cần phải ghi nhớ một cách máy móc các ngày tháng, mốc thời gian là đã có thể làm tốt bài thi.
Do đó, học sinh dễ dàng đạt từ 5 - 6 điểm. Để đạt điểm tuyệt đối, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức lịch sử sâu, rộng, biết vận dụng, liên hệ tốt. Với cách ra đề như năm nay, về cơ bản có sự phân hóa rất tốt, chuyển tải được nội dung cơ bản, định hướng được học sinh và đáp ứng được mục tiêu giáo dục phát triển năng lực.
Tuy nhiên, ở góc độ chuyên môn, nhiều giáo viên môn Lịch sử đánh giá đề khá hay, bám sát nội dung sách giáo khoa, cấu trúc gần giống đề thi minh họa của Bộ. Các câu chủ yếu là lịch sử Việt Nam. Đề thi có phần “dễ thở” với thí sinh, không có nhiều câu hỏi đánh đố hoặc “bẫy” thí sinh./.Tin liên quan
-
Đời sống
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018: Đề thi Khoa học Xã hội góp phần thay đổi cách dạy và học
13:37' - 27/06/2018
Sáng 27/6, các thí sinh đã hoàn thành bài thi cuối cùng của kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 – bài thi Khoa học Xã hội (Lịch sử - Địa lý – Giáo dục công dân).
-
Kinh tế & Xã hội
Kỳ thi THPT quốc gia 2018: Thí sinh "thở phào" với bài thi Tổ hợp Khoa học Xã hội
13:26' - 27/06/2018
Nhiều thí sinh đánh giá đề sát chương trình học, vừa sức, nếu vận dụng kiến thức xã hội tốt thì việc đạt điểm 7 hoặc 8 là không quá khó.
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật Đề thi và đáp án thi tổ hợp Khoa học xã hội THPT quốc gia 2018
10:23' - 27/06/2018
Đề thi và đáp án thi tổ hợp Khoa học xã hội THPT quốc gia 2018 gồm 3 môn: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân sẽ được cập nhật sớm nhất trên trang BNEWS.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Bến Tre tặng hàng trăm phần quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
15:14'
Ngày 19/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình tặng xe đạp và quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
-
Đời sống
Hậu Giang tăng cường khối đại đoàn kết qua Liên hoan nghệ thuật các dân tộc
07:32'
Hưởng ứng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Sở Nội vụ phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang tổ chức Liên hoan nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hậu Giang năm 2025.
-
Đời sống
Biệt động Sài Gòn – Những chiến binh quả cảm trong lòng địch
07:00'
Bằng sự mưu trí, dũng cảm và những cách đánh độc đáo, sáng tạo, lực lượng biệt động Sài Gòn đã lập nên những chiến công hiển hách, làm chấn động cả trong nước và thế giới.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 19/4
05:00'
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 19/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 19/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Festival Phở 2025: Hội tụ tinh hoa Phở Việt 3 miền tại Hoàng thành Thăng Long
21:12' - 18/04/2025
Tối 18/4, tại Di sản Hoàng thành Thăng Long, Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" khai mạc với sự tham dự của gần 200 khách mời.
-
Đời sống
Phụ nữ dân tộc thiểu số vượt khó khởi nghiệp: Câu chuyện truyền cảm hứng
17:52' - 18/04/2025
Tại xã Đồng Nai (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), câu chuyện khởi nghiệp của người phụ nữ dân tộc thiểu số Điểu Thị Mơm (dân tộc Mạ, sinh năm 1989) ở thôn 2 đã trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 18/4
05:00' - 18/04/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 18/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 18/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Tp.HCM Trình diễn 10.500 drone, bắn pháo hoa tại 30 điểm tối 30/4
21:05' - 17/04/2025
Thành phố Hồ Chí Minh đang gấp rút chuẩn bị cho chuỗi sự kiện nghệ thuật quy mô lớn mang tên “Sắc màu Thành phố Bác”.
-
Đời sống
Khi robot thành bạn đồng hành với người cao tuổi
16:25' - 17/04/2025
Tại Trung Quốc hiện nay, robot đã dần “len lỏi” vào nhiều khía cạnh của việc chăm sóc người già tại quốc gia tỷ dân này.