Làn sóng thoái vốn nhà nước
Theo giới phân tích và lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, những chính sách hỗ trợ và thúc đẩy của Chính phủ trong việc thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, đặc biệt dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán đang tăng lên nhanh chóng là những nhân tố thuận lợi để tiếp tục tạo nên những thương vụ thoái vốn thành công và thúc đẩy làn sóng IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) trong năm 2018.
Năm cao điểm cổ phần hóa và thoái vốnTheo kế hoạch, năm 2018, sẽ có thêm 181 doanh nghiệp Nhà nước được tiến hành thoái vốn với số tiền dự kiến thu về rất lớn. Cụ thể, ngay trong quý I/2018, việc thoái vốn nhà nước được thực hiện tại 3 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gồm Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil).Trong danh sách 181 doanh nghiệp thoái vốn năm 2018 sẽ có một số doanh nghiệp lớn khác như Tập đoàn Cao su Việt Nam vốn điều lệ khoảng 50.000 tỷ đồng, Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), các doanh nghiệp trong danh mục quản lý của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)…Thực tế, đợt IPO được nhiều nhà đầu tư chờ đợi nhất trong những ngày đầu năm 2018 là của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chính thức diễn ra tại Sở giao dịch Chứng khoán Tp. HCM (HOSE) vào ngày 17/1.Phiên đấu giá của BSR có 4.079 nhà đầu tư; trong đó có 48 nhà đầu tư tổ chức trong nước và 67 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, 7 nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, còn lại 3.957 nhà đầu tư cá nhân trong nước. Đây cũng là phiên IPO ghi nhận về số lượng người đăng ký đấu giá cao kỷ lục với khối lượng đặt mua cao gấp 2,7 lần lượng chào bán, tương đương 651.789.522 cổ phần.Kết thúc phiên đấu giá, mức giá trúng bình quân lên đến 23.043 tỷ đồng, cao hơn 57,8% giá khởi điểm. Tổng giá trị cổ phiếu Lọc dầu Dung Quất bán được 5.566 tỷ đồng, cao hơn gấp rưỡi con số dự kiến.Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước cho biết, năm 2018, SCIC sẽ tiếp tục triển khai thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt phương án sắp xếp, phân loại doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến năm 2020.Một số trường hợp chưa kịp thoái vốn trong năm 2017, SCIC sẽ tiếp tục triển khai thoái vốn các doanh nghiệp này vào Quý I/ 2018.Theo ông Chi, năm 2018 - 2019 là giai đoạn cao điểm trong việc cổ phần hóa và thoái vốn. Trách nhiệm của cơ quan quản lý là duy trì sự phát triển ổn định của thị trường để hỗ trợ cho việc cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước. Tuy nhiên, về phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, có những quy định để có thể sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả trong hoạt động thoái vốn nhà nước.Thời điểm tốt nhất để cổ phần hóa và thoái vốnNguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, TS. Vũ Bằng cho rằng, việc thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh trong thời gian qua dẫn tới tâm lý lạc quan, phấn khởi cho nhà đầu tư.
“Tôi nghĩ lúc này là thời điểm thuận lợi nhất để nhà nước thu được tiền và hút được dòng vốn nước ngoài từ thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước”, ông Bằng nói.Đồng quan điểm, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, vấn đề của thị trường là lòng tin dài hạn, có lòng tin thị trường mới có nhiều cơ hội phát triển. Thị trường chứng khoán có nhiều yếu tố thuận lợi hỗ trợ từ quyết tâm của Chính phủ trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng đến dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 5 năm tới đều rất khả quan. Đặc biệt dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán năm qua đã tăng lên rất nhiều, vì vậy sức cầu hiện nay trên thị trường chứng khoán là rất tốt. “Nếu chúng ta liên tưởng lại những đợt tăng của trước đây, như đợt tăng của thị trường chứng khoán những năm 2006- 2007 thì rõ ràng là đợt tăng này bền vững hơn rất nhiều, cả về phương diện dòng vốn và phương diện nền kinh tế vĩ mô”, ông Dũng cho biết. Theo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đây là thời điểm tốt nhất để cổ phần hoá, thoái vốn và cần tranh thủ cơ hội này để đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước bởi hiện nay dòng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán còn rất nhiều tiềm năng.Ông Trần Lê Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài chưa bao giờ hết quan tâm đến thị trường Việt Nam, vấn đề là họ chọn thời điểm để đầu tư. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam vẫn được diễn ra liên tục trong giai đoạn 2013 đến 2017, nhưng có thời điểm sôi động, có thời điểm lắng xuống. Sự sôi động này phụ thuộc rất lớn vào các chính sách điều hành của Chính phủ cũng như các chính sách đi kèm đối với quá trình cổ phần hóa. Đến thời điểm này, chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam đã tạo nhiều điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán. Ngoài ra, quy mô của các tập đoàn vốn đã đủ lớn để tạo nên sự hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài.Một yếu tố khác là tài sản được đem ra bán cụ thể, cổ phần của các doanh nghiệp thoái vốn từ năm 2017 đến năm 2020 phần lớn là của những doanh nghiệp rất tốt. Ông Trần Lê Minh cho biết: "Trước đây việc bán vốn của Vinamilk chỉ thực hiện phần nhỏ bởi chúng ta rất quan tâm đến việc giữ thương hiệu cho quốc gia, hay giữ nền tảng tốt cho quốc gia. Nhưng đến thời điểm này có những định hướng rõ ràng hơn rất nhiều. Ví dụ Chính phủ sẽ không giữ công ty sản xuất sữa hay công ty sản xuất bia, dẫn đến việc là phương án bán và quy mô của đợt bán có những thay đổi tích cực".Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt Nhữ Đình Hòa cho rằng, năm 2017, câu chuyện thoái vốn và huy động vốn cho các công ty niêm yết ghi dấu thành công của thị trường chứng khoán Việt Nam.Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều văn bản pháp lý quy định phương thức thoái vốn nhà nước chưa thống nhất. Ông Hòa đề nghị Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần có nghiên cứu thống nhất để cùng quy về một khuôn khổ, phương pháp thoái vốn, để các vụ bán vốn năm 2018 được thông suốt hơn, chuẩn mực hơn, giảm áp lực cho đơn vị tư vấn và đơn vị sở hữu vốn./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Năm 2018 tiếp tục thoái vốn nhà nước tại Đạm Cà Mau
14:49' - 27/01/2018
Công ty Cổ phần phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau-PVCFC) sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước trong năm 2018.
-
Doanh nghiệp
Bộ Xây dựng đặt trọng tâm cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp
09:15' - 20/01/2018
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã quyết liệt triển khai việc sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Hóa chất sẽ xây dựng phương án và lộ trình cụ thể về việc thoái vốn
18:20' - 19/01/2018
Tập đoàn Hóa chất sẽ xây dựng phương án và lộ trình cụ thể đối với công tác cổ phần hoá, thoái vốn để báo cáo Bộ Công Thương.
-
Chuyển động DN
Năm 2018 Viglacera thoái vốn nhà nước xuống còn 36%
09:04' - 18/01/2018
Năm 2018 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với Tổng công ty Viglacera khi thực hiện thoái vốn nhà nước xuống còn 36% để thay đổi cơ bản về vốn chủ sở hữu. Hiện Viglacera thuộc quản lý của Bộ Xây dựng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
21:52' - 19/11/2024
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
“Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến
16:16' - 19/11/2024
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 từ ngày 25/11-1/12, trưng bày sản phẩm chất lượng cao, khẳng định cam kết của Bộ Công Thương đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
-
DN cần biết
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD
10:36' - 19/11/2024
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47- 48 tỷ USD - thông tin được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas đưa ra tại buổi họp báo về Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập VITAS.
-
DN cần biết
Công ty Nhật Bản đánh giá cao lợi thế của Việt Nam trong khu vực
22:07' - 18/11/2024
Phó Tổng Giám đốc THK cho biết Việt Nam có sức phát triển to lớn, đây là yếu tố đầu tiên thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.
-
DN cần biết
Gần 500 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm thời trang cao cấp
18:31' - 18/11/2024
Đơn vị vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam do nhà đầu tư HGQ ASIA PTE. LTD.
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024
15:45' - 16/11/2024
Ngày 16/11, UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp Bộ Công Thương tổ chức Khai mạc Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024.