Liệu Thái Lan có cần mua tàu ngầm?

06:35' - 26/07/2016
BNEWS Chuyên gia Eugene Mark, một người am hiểu về các vấn đề quân sự Thái Lan phân tích về quyết định mới đây của Bangkok muốn sở hữu một đội tàu ngầm ba chiếc do Trung Quốc sản xuất.
Liệu Thái Lan có cần mua tàu ngầm? Ảnh: ethailand.com

Trang mạng The Diplomat vừa cho đăng bài “Liệu Thái Lan có cần mua tàu ngầm?”. Theo bài viết, Hải quân Hoàng gia Thái Lan (RTN) dự kiến sẽ đề nghị chính phủ nước này cho phép mua ba tàu ngầm lớp Yuan S26T do Trung Quốc sản xuất trị giá 36 tỷ baht (1 tỷ USD).

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan đã xác nhận thông tin trên vào đầu tháng này. Các tàu ngầm S26T sử dụng động cơ diesel, được trang bị vũ khí gồm ngư lôi, mìn biển. Theo tin tức truyền thông, Trung Quốc cũng sẽ chuyển giao công nghệ về bảo dưỡng tàu ngầm, hệ thống vận hành và vũ khí.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều nỗ lực của RTN để được chính phủ thông qua đề xuất mua tàu ngầm. RTN đã theo đuổi dự án mua tàu ngầm từ những năm 1990, nhưng vẫn chưa thể có được sự chấp thuận tài trợ cho việc mua tàu ngầm vì những quan ngại của chính phủ về chi phí trong mối liên quan đến sự cần thiết của năng lực tác chiến này.

Để thuyết phục công chúng Thái Lan, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã yêu cầu RTN giải thích sự cần thiết của việc mua tàu ngầm. RTN sau đó công bố một tài liệu 9 trang về lý do chi tiết cần phải mua tàu ngầm từ Trung Quốc.
Trước hết, đó là sự phụ thuộc của Thái Lan đối với thương mại hàng hải như tài liệu này đã nhấn mạnh. Lợi ích hàng hải của Thái Lan được cho là lên tới 24.000 tỷ baht (685 tỷ USD) mỗi năm.

Những lợi ích hàng hải bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển, vận tải biển và các ngành công nghiệp ven biển. Tài liệu này cũng nói thêm rằng có 15.000 tàu chở hàng đi qua Vịnh Thái Lan mỗi năm. Thực tế trên cho thấy việc bảo vệ tuyến đường biển quan trọng này là rất cần thiết.  
Thứ hai, tài liệu này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm an ninh hàng hải cho khu vực duyên hải và Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Điều này bao gồm hoạt động chống cướp biển và chống lại nạn buôn lậu trong lãnh hải của Thái Lan.

Vị trí địa lý của Thái Lan đã biến nước này thành một Sách trắng quốc phòng 2008 của Thái Lan chỉ ra sự cần thiết bắt buộc đối với các lực lượng vũ trang phải phát triển lực lượng và công nghệ ở một mức độ tương đương với các nước trong khu vực. Vì vậy, với việc các quốc gia như Indonesia mua tàu ngầm Kilo của Nga, Thái Lan không muốn bị tụt lại phía sau.   
RTN  có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng nhân sự thiếu kinh nghiệm và chuyên môn trong các hạm đội tàu ngầm trong nhiều năm. Với môi trường chính trị bất ổn tại Thái Lan, cũng không chắc chắn về việc chính phủ sẽ có một động lực bền vững để phát triển năng lực tác chiến cho tàu ngầm. Như vậy, những chiếc tàu ngầm S26T này có thể sẽ ít hoạt động, giống như trường hợp xảy ra với tàu sân bay của Thái Lan, HTMS Chakri Naruebet.   
Rốt cuộc, việc mua các tàu ngầm S26T sẽ không phải là hành động sử dụng hiệu quả ngân sách của chính phủ. Chiếc đầu tiên trong số ba tàu ngầm này sẽ có giá khoảng 12 tỷ baht. Chi phí này sẽ được trích ra từ ngân sách tài khóa 2017, được ấn định là 2.730 tỷ baht.

Các tàu ngầm còn lại sẽ được thanh toán theo cách trả góp trong 10 năm tiếp theo. Việc tiếp tục trả tiền trong thời hạn 10 năm không phải là điều khôn ngoan nếu những chiếc tàu ngầm rốt cuộc đã dừng hoạt động trước đó.

Trong khi GDP của Thái Lan tăng 3,2% trong quý I/2016, người ta vẫn thận trọng về đà tăng trưởng của nền kinh tế nước này do bất ổn chính trị. Chi tiêu tài chính cần phải được quản lý một cách cẩn thận trong một môi trường kinh tế không chắc chắn. Do đó, theo giới quan sát, Chính phủ Thái Lan cần xem xét cẩn thận trước khi cam kết mua tàu ngầm./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục