Minh bạch trong xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực
Các đại biểu Quốc hội đều tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng để khắc phục hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, thể chế hóa kịp thời các quan điểm của Đảng, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới và phù hợp với cam kết quốc tế về phòng, chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên.
Nhiều ý kiến tán thành việc mở rộng từng bước phạm vi điều chỉnh của dự án luật sang khu vực ngoài nhà nước để bảo đảm tính toàn diện của công tác phòng chống tham nhũng.
Một số ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn sự cần thiết, khả năng đáp ứng nguồn lực, tính khả thi cho việc mở rộng phạm vi này.
Về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản thu nhập, đây là vấn đề lớn đang còn ý kiến khác nhau. Đa số đại biểu Quốc hội tán thành với phương án 2 của dự thảo Luật là giao cho nhiều cơ quan khác nhau kiểm soát tài sản thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại các cơ quan, ngành mình.
Như vậy sẽ tăng cường được tính tập trung, đồng thời khắc phục được một bước việc tổ chức, kiểm soát tài sản, thu nhập dàn trải thời gian qua.
Cũng có nhiều ý kiến tán thành với phương án 1 tức là giao cho Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cơ quan thanh tra hoặc đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương (nơi không có cơ quan thanh tra), thanh tra cấp tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập đối với những người có nghĩa vụ kê khai khác công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình.
Ý kiến này chỉ rõ, phương án này bảo đảm thẩm quyền kiểm soát được tập trung hơn, nhất là đối tượng có nghĩa vụ kê khai là người giữ chức vụ từ Giám đốc sở trở lên để bảo đảm khách quan, có điều kiện tập trung nhân lực, vật lực cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách, có trình độ, đáp ứng nhiệm vụ được giao vì Thanh tra Chính phủ cũng là cơ quan quản lý thống nhất dữ liệu quốc gia về kê khai tài sản.
Cũng có ý kiến đề nghị, phải thành lập một cơ quan chuyên trách độc lập để kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, để bảo đảm tính khách quan, minh bạch trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát tài sản thu nhập.
Về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập (Điều 37), nhiều ý kiến tán thành với việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập đối với mọi cán bộ công chức, viên chức Nhà nước lần đầu.
Có đại biểu đề nghị trước mắt cần thu hẹp đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, tập trung vào các vị trí, chức vụ có nguy cơ tham nhũng cao, những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng để có thể nói, làm thực chất và hiệu quả hơn trong phòng, chống tham nhũng.
Đối với xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc, đây cũng là vấn đề mà còn rất nhiều ý kiến khác nhau trong các đại biểu Quốc hội cũng như trong quá trình soạn thảo dự án Luật.
Đa số ý kiến tán thành với phương án 1 của dự thảo Luật là xử lý thông qua thu nhập thuế cá nhân, nhưng đề nghị cân nhắc mức thuế suất cho phù hợp với Luật Thuế thu nhập cá nhân và tình hình thực tiễn hiện nay, rà soát pháp luật liên quan để đảm bảo sự thống nhất. Một số ý kiến tán thành phương án 2 là xử phạt hành chính đối với hành vi không trung thực, minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm đồng thời đề nghị cân nhắc mức phạt cho phù hợp, hạn chế việc phải sửa đổi nhiều luật khác có liên quan.Cũng có ý kiến đề nghị, cho dù áp dụng phương thức xử lý nào thì cũng phải có trình tự, thủ tục, tố tụng tư pháp để đảm bảo tính khách quan, minh bạch do vấn đề này có liên quan đến quyền sở hữu cá nhân của tổ chức, cơ quan theo quy định của Hiến pháp.
Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã phân tích, làm rõ nội dung như hành vi tham nhũng, các hành vi bị nghiêm cấm, làm rõ hơn trách nhiệm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc các cấp, vai trò giám sát của nhân dân, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, vai trò của báo chí trong dự thảo luật để bảo đảm tính khách quan, công khai trong vấn đề phòng, chống tham nhũng.../.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động
19:24' - 13/06/2018
Chiều 13/6, các đại biểu Quốc hội đã tập trung phân tích, cho ý kiến về vấn đề thẩm quyền kiểm soát tài sản thu nhập, việc thực hiện cơ chế công khai, minh bạch....
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Kê khai tài sản cần công khai, minh bạch
13:33' - 13/06/2018
Ngày 13/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay 13/6, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
07:29' - 13/06/2018
Ngày 13/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.