Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Kê khai tài sản cần công khai, minh bạch
Trao đổi quan điểm bên lề kỳ họp, các đại biểu nhấn mạnh, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm.
Các đại biểu cho rằng, việc kê khai tài sản cần phải làm thường xuyên để xác minh rõ nguồn gốc và tránh bỏ lọt đối tượng.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, quy định việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức đang có nhiều ý kiến khác nhau. Cụ thể, kê khai lần đầu là toàn bộ, nhưng bắt đầu kê khai hàng năm chỉ dừng lại ở Giám đốc Sở trở lên và cán bộ trong phạm vi có "nguy cơ cao" về tham nhũng.
Theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, như vậy chưa đầy đủ bởi có những trưởng, phó phòng cũng có thể thực hiện được các hành vi tham nhũng, đặc biệt đối với những người trong diện quy hoạch.
Đại biểu băn khoăn về việc, ai sẽ là người quản lý kê khai tài sản hàng năm và cho rằng, cơ quan quản lý cán bộ phải có quyền và trách nhiệm kiểm soát vấn đề này.
Vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng là một trong những nội dung khó của Luật Phòng, chống tham nhũng, do đó cần quy định rõ tài sản tham nhũng với tài sản chưa xác định được nguồn gốc - đại biểu đề nghị. Theo đại biểu, việc phát hiện và thu hồi tài sản bằng cách nào cũng phải tính kỹ vì nếu không cẩn thận sẽ trùng lấn giữa tài sản tham nhũng với tài sản chưa xác định được nguồn gốc. Do đó, cần quy định rõ và rành mạch vấn đề này.Luật Phòng, chống tham nhũng vô cùng quan trọng để phòng, chống tham nhũng, là công cụ rất quan trọng nhưng đây không phải là "con dao" duy nhất để cắt đứt sợ dây tham nhũng. Vì vậy cần nhiều đạo luật, quy định, cơ chế khác nhau mới có thể làm được.
Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên - Huế) cơ bản đồng tình với dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, theo đại biểu, Luật Phòng, chống tham nhũng có liên quan đến nhiều luật định, nhiều cơ chế, chính sách.
Qua 3 kỳ họp, Quốc hội đã bàn đến nội dung thu hồi tài sản kê khai không trung thực.
Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa tán thành với phương án Chính phủ sẽ đánh thuế nhưng cho rằng đây chỉ là phương pháp tạm thời chứ không phải căn cơ, cần đổi mới một số hệ thống chính sách, đặc biệt là cơ chế “xin-cho” và quản lý thu nhập.
“Đây là giải pháp để chúng ta hạn chế và thu được một phần tài sản của những cá nhân kê khai không trung thực. Chính phủ cần có giải pháp khuyến cáo, nhắc nhở sự trung thực của những người được kê khai.
Để làm bài bản, các cơ quan hữu quan phải đánh giá, điều chỉnh bằng cả hệ thống pháp luật”, đại biểu nhấn mạnh.
Theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa), trọng tâm sửa đổi Luật Phòng, chống tham nhũng lần này nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các thiết chế phòng ngừa tham nhũng, đặc biệt là làm cho luật đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Đại biểu cho rằng, một số vấn đề về đối tượng kê khai tài sản, thu nhập; việc xử lý đối với tài sản, thu nhập tăng thêm không được giải trình một cách hợp lý… là những nội dung trọng tâm cần bàn kỹ của Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi lần này.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi khẳng định, việc kê khai tài sản phải làm thường xuyên để xác minh rõ nguồn gốc và tránh bỏ lọt đối tượng. Những vụ án tham nhũng nghìn tỷ trong thời gian qua là ví dụ điển hình về việc buông lỏng quản lý về mặt pháp luật.
Để công tác phòng, chống tham nhũng đạt hiểu quả, đại biểu Bùi Sỹ Lợi đề nghị phải làm tốt việc kê khai tài sản theo đúng quy định. Tài sản không được kê khai, làm rõ thì phải tịch thu vì muốn minh bạch, cần được công khai.Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng phải có cơ chế giám sát đầu tư và kiểm soát quyền lực một cách chặt chẽ để tránh sở hở từ chính sách, hay những hệ luỵ từ việc quản lý chưa tốt./.
Xem thêm:>>>Luật An ninh mạng thiết lập cơ chế bảo vệ người dùng khi xảy ra sự cố
>>>Cần mở rộng phạm vi phòng, chống tham nhũng trong khu vực tưTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay 13/6, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)
07:29' - 13/06/2018
Ngày 13/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
19:15' - 12/06/2018
Sáng 12/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua hai dự thảo Nghị quyết và ba dự thảo Luật.
-
Kinh tế tổng hợp
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Tự chủ đại học gắn với nâng cao trách nhiệm giải trình
18:40' - 12/06/2018
Chiều 12/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua 3 dự thảo Luật
13:08' - 12/06/2018
Sáng 12/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 3 dự thảo: Luật An ninh mạng, Luật Cạnh tranh (sửa đổi), Luật Tố cáo (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Sáng 12/6: Quốc hội biểu quyết thông qua hai dự thảo Nghị quyết và ba dự thảo Luật
06:59' - 12/06/2018
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, sáng 12/6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường biểu quyết thông qua hai dự thảo Nghị quyết và ba dự thảo Luật.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50'
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48'
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.